Quy Nhơn - nơi hội tụ của các nhà khoa học thế giới
11/07/2016

 

Trong hai ngày 7 - 8.7, TP.Quy Nhơn (Bình Định) lại tưng bừng chào đón hàng trăm nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới về tham dự chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 12 năm 2016.

 

Cùng với sự ra đời của Trung tâm quốc tếkhoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) vào năm 2013, TP.Quy Nhơn hiền hòa đãtrở thành điểm hẹn của các nhà khoa học nổi tiếng. Không những vậy, trong tươnglai không xa, đây sẽ là nơi gặp gỡ và ươm mầm cho những tình yêu khoa học.

Gieomầm khoa học

Bình Định hiện tại vẫn còn là một tỉnhnghèo với muôn vàn thử thách, khó khăn trên bước đường phát triển. Ấy vậy mà, mảnhđất ấy đã và đang trở thành thỏi nam châm thu hút hàng trăm, hàng ngàn nhà khoahọc trong nước và quốc tế hội tụ mỗi năm. Chính ở dải đất miền Trung nắng giónày, những con người xứ nẫu chân tình, yêu mến tri thức, khoa học đã khiến vợchồng hai vị giáo sư (GS) Trần Thanh Vân - Lê Kim Ngọc phải lòng và quyết địnhgieo mầm để khoa học Việt Nam phát triển ở đây.

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh BịnhĐịnh nhớ lại: “Có thể nói, vợ chồng GS Trần Thanh Vân có một tình yêu lớn vớiquê hương nên muốn trở về và xây dựng một trung tâm khoa học quốc tế, đưa cácnhà khoa học trên thế giới về Việt Nam với mong muốn một ngày không xa, khoa họcViệt Nam sẽ tiệm cận với khoa học thế giới. Hai vợ chồng GS đã lặn lội khắp ViệtNam từ nhiều năm trước để chọn nơi phù hợp và rồi nhận thấy những tiềm năng rấtlớn ngay tại TP.Quy Nhơn này. Năm 2008, khi tiếp xúc với GS Trần Thanh Vân, ôngVũ Hoàng Hà khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có nói: “Những điều thầy (GSTrần Thanh Vân) làm, đất nước Việt Nam này và cả chúng tôi nữa, có tiền cũngkhông làm được; chúng tôi sẽ ủng hộ hết mình để thầy làm được điều có ích choViệt Nam, cho người dân Bình Định”.

Chính từ câu nói trên của ông Vũ HoàngHà, vợ chồng GS Trần Thanh Vân - Lê Kim Ngọc đã quyết định và tin tưởng tuyệt đối,dồn toàn lực để xây dựng ICISE với số tiền hàng triệu USD. Thêm vào đó, bề dày vềlịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cộng với sự thuận tiện vềgiao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không) và vị trí trungtâm của khu vực Trung Trung bộ - Tây nguyên, Quy Nhơn đã ghi điểm tuyệt đốigiúp ICISE hình thành một cách trọn vẹn.

Nơichào đón những nhà khoa học nổi tiếng

Tính đến nay, đã có 13 nhà khoa học đạtgiải Nobel đến TP.Quy Nhơn, hàng ngàn giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học Việt Namvà thế giới cũng tụ hội tại thành phố biển xinh đẹp để cùng trao đổi, chia sẻnhững câu chuyện khoa học, những thành công với nhau và truyền cảm hứng cho cácthế hệ trẻ.

Ngày 7.7, tại ICISE, hội nghị “Khoa họccơ bản và xã hội” đã chính thức được khai mạc. Đây là hội nghị lớn nhất trongchuỗi hội nghị thuộc chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 12, nhân dịp kỷ niệm50 năm “Gặp gỡ Moriond” được GS Trần Thanh Vân khởi xướng từ năm 1966 tại làngMoriond (Pháp).

Hội nghị quốc tế “Khoa học cơ bản và xãhội” do Hội Gặp gỡ Việt Nam, Bộ Khoa học - Công nghệ, UBND tỉnh Bình Định đồngtổ chức, với sự bảo trợ tối cao của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và Tổng thốngPháp, Tổ chức UNESCO; sự phối hợp của Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu,Viện Quốc tế SOLVAY.

Quy Nhơn - nơi hội tụ của các nhà khoa họcthế giới

Hội nghị có sự tham dự của khoảng 250nhà khoa học quốc tế và trong nước, đặc biệt là sự có mặt của 5 nhà khoa học quốctế đoạt các giải Nobel về vật lý, hóa học, kinh tế, hòa bình; đại diện các tậpđoàn kinh tế lớn đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới... Sự kiện nàycũng ghi nhận sự trở về của các GS danh tiếng Việt Nam trên thế giới, như: GSĐàm Thanh Sơn - Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, ĐH Chicago; GS Trịnh Xuân Thuận(NASA, Mỹ), GS Phạm Quang Hưng (Đại học Virgina, Mỹ), TS Nguyễn Trọng Hiền(NASA, Mỹ)...

“Những điều thầy (GS Trần Thanh Vân)làm, đất nước Việt Nam này và cả chúng tôi nữa, có tiền cũng không làm được.Chúng tôi sẽ ủng hộ hết mình để thầy làm được điều có ích cho Việt Nam, cho ngườidân Bình Định” - Ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnhBình Định

GS Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡViệt Nam, cho biết: “Gặp gỡ Việt Nam” trước đây - đặc biệt là từ năm 2013 đếnnay tại ICISE Quy Nhơn nhằm mục đích đưa các nhà khoa học quốc tế đến Việt Namđể chia sẻ với các nhà khoa học Việt Nam những kết quả nghiên cứu mới nhất. Cácnhà khoa học thế giới rất yêu mến Việt Nam và sẵn sàng giúp Việt Nam phát triểnkhoa học công nghệ. Đây là một cơ hội rất tốt. Tôi mong Chính phủ và Bộ Khoa học- Công nghệ nắm bắt cơ hội này”.

Vànhững nỗ lực không mệt mỏi

ICISE được xây dựng ban đầu là một trungtâm hội nghị. Sau đó, GS Trần Thanh Vân và vợ đề xuất xây dựng khu Quy Hòathành khu đô thị khoa học có diện tích 150 ha với nguyện vọng đây là nơi chỉdành cho khoa học. Tiếp đó, Tổ hợp không gian khoa học được xây dựng và dự kiếnđến tháng 9.2016 sẽ hoàn thành các hạng mục gồm: nhà chiếu hình vũ trụ nói về lịchsử các vì sao, quy luật vận động của các hành tinh; khu khám phá khoa học tạo sựtương tác giữa con người với ứng dụng khoa học giúp thanh thiếu niên và thế hệtrẻ được mở mang kiến thức; đài quan sát thiên văn (đây là công trình duy nhấttại Việt Nam hiện nay); khu nghỉ dưỡng cho các nhà khoa học nghỉ ngơi, chuyêntâm nghiên cứu; các trung tâm nghiên cứu khác…

Toàn cảnh Trung tâm ICISE Ảnh: Đào TiếnĐạt

Ngày 8.7, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịchUBND tỉnh Bình Định, cho biết: “Tỉnh Bình Định nỗ lực hết mình cho sự phát triểncủa Trung tâm ICISE. Hiện nay, lãnh đạo tỉnh cùng ICISE và hai nhà khoa học ngườiMỹ là GS Jerome Friedman (Nobel Vật lý 1990) và GS David Gross (Nobel Vật lý2004) đang xúc tiến đề nghị Chính phủ cho thành lập một viện nghiên cứu tạiICISE. Đây sẽ là nơi có 50% nhà khoa học quốc tế và 50% nhà khoa học trong nướckết nối tri thức. Từ đó, cho ra đời những công trình, thành tựu khoa học góp phầnứng dụng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng và thế giớinói chung”.

Theo đó, những ích lợi mà ICISE mang lạilà vô cùng to lớn. Bình Định sẽ là nơi đầu tiên được thụ hưởng những thành quảnghiên cứu của ICISE. Kế đến, sự hình thành khu đô thị khoa học này như một bướcđể nâng tầm vị thế cho TP.Quy Nhơn, Bình Định bằng trái tim và khối óc của nhữngcon người say mê tri thức, với những kỳ vọng lớn lao trong tương lai.

(Theo báo Thanh Niên)