Sáng 30.6, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và UBND tỉnh tổ chức họp báo Chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XII năm 2016 tại Bình Ðịnh. Nhiều thông tin từ buổi họp báo đã phác họa bức tranh khoa học Việt Nam và những kỳ vọng lớn lao từ động lực chủ đạo mang tên “Gặp gỡ Việt Nam”.
Quang cảnh buổi họp báo chương trình “Gặpgỡ Việt Nam” lần thứ XII năm 2016, sáng 30.6.
Đồng chủ trì buổi họp báo là Chủ tịchUBND tỉnh Hồ Quốc Dũng và Giáo sư (GS) Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Khoa học Gặpgỡ Việt Nam.
Tâmđiểm là Hội nghị “Khoa học cơ bản và xã hội”
Tại buổi họp báo, Giám đốc Sở KH&CNLê Công Nhường cho biết, trong khuôn khổ của “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XII sẽcó 12 hội nghị khoa học (HNKH) quốc tế và 3 lớp học Vật lý chuyên đề quốc tế.Trong đó, HNKH đầu tiên mở đầu cho chuỗi sự kiện của “Gặp gỡ Việt Nam” năm nayvề “Cơ sinh học: Từ phân tử đến mô” đã khai mạc từ ngày 27.6 vừa qua tại Trungtâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE). Trải dài từ nay đến giữatháng 12.2016, các HNKH quốc tế còn lại sẽ diễn ra tại Trung tâm ICISE; và 3 lớphọc Vật lý chuyên đề được tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn.
Tâm điểm của chuỗi chương trình “Gặp gỡViệt Nam” là Hội nghị quốc tế “Khoa học cơ bản và xã hội”, được sự hỗ trợ củaUNESCO, đồng tổ chức bởi Bộ KH&CN, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và UBND tỉnhBình Định; phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử châu Âu, Viện quốc tếSOLVAY, để kỷ niệm 50 năm Gặp gỡ Moriond do GS Trần Thanh Vân sáng lập từ năm1966.
Về tổng thể, “Gặp gỡ Việt Nam” năm nay sẽquy tụ hơn 1.600 nhà khoa học quốc tế đến tham dự. Trong đó, riêng sự kiện đặcbiệt là Hội nghị “Khoa học cơ bản và xã hội” có khoảng 250 đại biểu từ lãnh đạoĐảng và Nhà nước; các nhà khoa học quốc tế và trong nước; đặc biệt, là sự có mặtcủa 6 giáo sư đoạt các giải Nobel về Vật lý, Hóa học, Kinh tế, Hòa bình, Huychương Field; nhiều chính khách của các nước và các tập đoàn kinh tế lớn pháttriển từ nền tảng khoa học và công nghệ trên thế giới.
Hội nghị “Khoa học cơ bản và xã hội” có7 chủ đề thảo luận: Tầm quan trọng của theo đuổi khoa học cơ bản ở các nước mớinổi. Khoa học cơ bản và sự phát triển bền vững. Nghiên cứu cơ bản và hòa bình.Nghiên cứu cơ bản và khí hậu. Nghiên cứu cơ bản và sức khỏe. Nghiên cứu cơ bảnvà sự phát triển giáo dục toàn cầu, kiến thức và công nghệ. Nghiên cứu cơ bản,mở cửa đổi mới và hợp tác kinh tế.
GS Trần Thanh Vân khẳng định: “Hội nghịnày là cơ hội để các nhà khoa học tương tác, trao đổi với các nhà hoạch địnhchính sách và các đại diện của khu vực kinh tế tư nhân về tầm quan trọng củakhoa học đối với sự phát triển của xã hội; đề xuất những vấn đề liên quan tớikhoa học cơ bản và xã hội ở các nước châu Á nói chung, đặc biệt là ở các nướcđang phát triển”.
Tạođộng lực phát triển, ươm mầm cho tương lai
Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịchUBND tỉnh Hồ Quốc Dũng kể câu chuyện được mời sang Pháp và đặt chân đến thành phốBlois. Thị trưởng thành phố Blois khi tiếp ông đã nói rằng: “Blois hôm nay nổitiếng trên thế giới là nhờ các HNKH quốc tế do vợ chồng GS Trần Thanh Vân tổ chức.Chính nhờ những hội nghị này mà người ta mới biết đến Blois, còn trước đó khinói đến Pháp gần như chỉ nhắc đến Paris, hay Marseille”. Đó là niềm tự hào củaBlois. Vì thế, thị trưởng thành phố này đã quyết định dành nơi trang trọng nhấtcủa thành phố để tổ chức các HNKH quốc tế.
“ViệcGS Trần Thanh Vân và Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam chọn TP Quy Nhơn - Bình Ðịnhlà điểm đến của các nhà khoa học danh tiếng quốc tế từ năm 2013 đến nay là mộtvinh dự lớn, tạo dấu ấn mạnh mẽ cho thành phố biển Quy Nhơn. Hiếm có một nơinào ở Việt Nam và cả khu vực Ðông Nam Á tổ chức được các sự kiện khoa học mangtầm quốc tế như thế”
Kể ra chuyện này để thấy, việc GS TrầnThanh Vân và Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam chọn TP Quy Nhơn - Bình Định là điểmđến của các nhà khoa học danh tiếng quốc tế từ năm 2013 đến nay là một vinh dựlớn, tạo dấu ấn mạnh mẽ cho thành phố biển Quy Nhơn. Hiếm có một nơi nào ở ViệtNam và cả khu vực Đông Nam Á tổ chức được các sự kiện khoa học mang tầm quốc tếnhư thế.
“Tấm lòng yêu khoa học, trăn trở cùngkhoa học và hy sinh cho khoa học, nhất là đối với khoa học Việt Nam của vợ chồngGS Trần Thanh Vân là rất đáng trọng, đáng quý. Vậy thì chúng ta phải làm gì chokhoa học của đất nước mình chứ. Tôi nói sự chuyển động đơn giản nhất thế này đểcác bạn hiểu, ấy là chuyện từ chỗ tỉnh phải đi xin kinh phí tổ chức các HNKH quốctế tại Trung tâm ICISE, Chính phủ đã quyết định đưa kinh phí tổ chức vào dựtoán hằng năm” - ông Hồ Quốc Dũng tâm sự.
Hay như câu chuyện về bà VictoriaKwakwa- Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, mà mỗi bận nói đến Chủ tịchUBND tỉnh Hồ Quốc Dũng vẫn xem đó là kết quả từ một “dấu nối” rất quan trọng củakhoa học. Số là, trong chuyến làm việc tại Bình Định, bà Victoria Kwakwa vẫnmang ấn tượng không tốt về một Quy Nhơn không đảm bảo về môi trường sống, và lưỡnglự về việc hỗ trợ kinh phí cho dự án phát triển đô thị Quy Nhơn. Tuy nhiên, khiđược tham quan những dự án đã được thực hiện tại thành phố, và điểm dừng châncuối cùng là ICISE đã khiến bà rất ngạc nhiên. “Sau đó, bà Victoria Kwakwa mờitôi và chị Trần Thị Thu Hà (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) sang làm việc, vàquyết định tài trợ dự án phát triển đô thị Quy Nhơn với một khoản kinh phí lớn.Có thể nói, đây là một trong những dẫn chứng của tình cảm và sự kết nối củakhoa học đối với sự phát triển của đất nước”- ông Dũng kể lại.
GS Trần Thanh Vân chia sẻ, với kinh nghiệmtổ chức các HNKH quốc tế, ông mong muốn tạo cơ hội và môi trường cho các nhàkhoa học trẻ của Việt Nam tiếp xúc với những thành tựu khoa học thế giới đểnâng cao trình độ hiểu biết, từ đó hội nhập vào cộng đồng khoa học quốc tế. Vàsự ra đời của ICISE cùng những HNKH quốc tế được tổ chức tại đây từ năm 2013 đếnnay đã hiện thực hóa mong muốn đó.
“Đầu tư cho khoa học là đầu tư có lợi nhất.ICISE là nơi có thể đầu tư được và là nơi để “ươm mầm” cho sự phát triển củakhoa học trong tương lai. Chúng tôi không làm khoa học để kinh doanh. Khoa họckhông phải là đầu tư cho hôm nay mà là cho tương lai, có thể hai ba mươi năm,thậm chí năm mươi năm”- GS Trần Thanh Vân nhấn mạnh.
Sự kiện“Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XII tạo một điểm nhấn đặc biệt với sự tham dự của 6nhà khoa học đoạt các giải thưởng khoa học danh giá của thế giới, bao gồm: GSDavid Gross - Nobel Vật lý năm 2004; GS Jerome Friedman - Nobel Vật lý năm1990; GS Kurt Wüthrich - Nobel Hóa học năm 2002; GS Finn Kydland - Nobel Kinh tếnăm 2004; GS Jean Jouzel - Nobel Hòa bình năm 2007; và GS Takaaki Kajita -Nobel Vật lý năm 2015. Càng đặc biệt hơn khi đây là lần “trở lại” của GS DavidGross và GS Jerome Friedman.