Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 12 đón nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel
03/06/2016

 

Sự kiện “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 12 sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đầu tháng 7 tới với sự góp mặt của hàng loạt nhà khoa học danh tiếng trên thế giới, trong đó dự kiến có 14 giáo sư từng đạt giải Nobel.

 

Quang cảnh buổi họp báo sự kiện Gặp gỡ Việt Nam

Sáng nay 3/6, Bộ KH&CN, Bộ TT&TTvà UBND tỉnh Bình Định đã họp báo về sự kiện “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XII.Tham dự họp báo có Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ TT&TTTrương Minh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định và GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu.

Theo Ban Tổ chức cho biết, sự kiện sẽbao gồm các các hội nghị và các hoạt động:

Hội Nghị Khoa học cơ bản và xã hội là hộinghị lớn nhất trong chuỗi các sự kiện khoa học “Gặp gỡ Việt Nam lần thứ XII”,diễn ra trong các ngày 7 – 8/7  tại Trung tâm quốc tế khoa học và Giáo dụcliên ngành (ICISE), khu vực 2, phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn. Hội nghị sẽ tạocơ hội để các nhà khoa học tương tác, trao đổi với các nhà hoạch định chínhsách và các đại diện của khu vực kinh tế tư nhân về tầm quan trọng của khoa họcđối với sự phát triển của xã hội; đề xuất những vấn đề liên quan tới khoa họccơ bản và xã hội ở các nước châu Á nói chung và đặc biệt ở các nước đang pháttriển xung quanh VN với những chủ đề đặc thù của các đất nước này.

Các hội nghị khoa học quốc tế và lớp vậtlý chuyên đề quốc tế năm 2016 gồm 12 hội nghị và 3 lớp học quốc tế chuyên đề vềvật lý.

Sẽ có 4 buổi nói chuyện khoa học đạichúng dành cho công chúng yêu khoa học tại Quy Nhơn và Hà Nội. Các buổi nóichuyện đại chúng tại Quy Nhơn có sự tham gia của GS. Kurt Wuthrich, giải NobelHóa học năm 2002; GS. Trịnh Xuân Thuận vào Thứ Tư ngày 6/7/2016, lúc 15h00 tạisố 2 Phan Đình Phùng, TP Quy Nhơn tỉnh Bình Định. Các buổi nói chuyện tại Hà Nộicó sự tham gia của GS. Kurt Wurthrich tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, ĐH Quốcgia HN vào 15h thứ Ba ngày 5/7/2016 và buổi nói chuyện với GS. Finn Kydland vềkinh tế học – Nobel Kinh tế 2004 vào Thứ 3, ngày 12/7/2016 tại Hội trường ĐHKinh tế quốc dân HN.

Hội nghị “Khoa học cơ bản và xã hội” tạiICISE năm 2016 với sự tham dự của GS. Ngô Bảo Châu – Huy chương Field 2010, GS.David Gross – Nobel Vật lý 2004, GS. Carlo Rubbia – Nobel Vật lý 1984; GS.Jerome Friedman – Nobel Vật lý 1990; GS. Kurt Wuthrich – Nobel Hóa học năm2002; GS. Finn Kydland – Nobel Kinh tế 2004; GS. Jean Jouzel – Nguyên Phó Chủ tịchcủa Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Nobel Hòa Bình 2007.

Các đại diện của các tổ chức khoa họcdanh tiếng thế giới sẽ đến dự hội nghị “Khoa học cơ bản và xã hội” tại Trungtâm ICISE năm 2016 như UNESCO, UNITAR, CERN, Solvay, Viện Hàn lâm khoa họcTrung Quốc, Viện vật lý lý thuyết quốc tế, Triest, Italia, Viện Hàn Lâm khoa họcLiên bang Nga, Viện Hàn lâm khoa học Pháp, Mỹ và Viện Nghiên cứu khoa học cao cấp,Trung Quốc. Các tập đoàn kinh tế quốc tế lớn cũng sẽ đến dự Hội nghị.

Thực hiện ý tưởng đề xuất của Hội “Gặp gỡVN” năm 2014, UBND tỉnh Bình Định đã quyết định dành 130 ha đất tại Quy Hòa,TP. Quy Nhơn để quy hoạch khu đô thị khoa học và giáo dục đầu tiên tại VN. LấyICISE làm điểm nhấn trung tâm, khu đô thị trong tương lại sẽ có các hạng mục vệtinh xung quanh là các viện nghiên cứu, các trường đào tạo chất lượng cao, côngviên khoa học…

Hội khoa học gặp gỡ VN đã đề xuất ý tưởngvà giúp đỡ UBND tỉnh Bình Định xây dựng dự án thành lập “Tổ hợp không gian khoahọc” - bước đi đầu tiên của Khu đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa, gồm nhàchiếu hình vũ trụ và khu khám phá khoa học. Dự án này đã được Chính phủ và BộKH&CN phê duyệt đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Tổ hợp không gian khoahọc sẽ là không gian khám phá khoa học cho trẻ em và công chúng, tăng cường đưakhoc học đến với đại chúng và và khơi gợi niềm đam mê khoa học, sáng tạo của tuổitrẻ.

Dự án Tổ hợp không gian khoa học đạichúng đầu tiên tại VN về lĩnh vực này, do Hội gặp gỡ VN là đơn vị hỗ trợ cùng tỉnhBình Định xây dựng dự án; giúp đỡ, tư vấn về công tác vận hành trong tương lai.

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Trương MinhTuấn cho biết “Gặp gỡ Việt Nam” là chương trình hội tụ, có nhiều nhà khoa họcthế giới tham dự ở tổ hợp khoa học, lớn nhất và duy nhất ở VN là bình định.Bình Định và các Bộ quan tâm tới nghiên cứu khoa học cơ bản. Bộ TT&TT là Bộđa ngành, đa lĩnh vực, trong đó các lĩnh vực khoa học tự nhiên có ảnh hưởng đếnsự phát triển của ngành như Viễn thông, CNTT và Bưu chính. Chính phủ đang đẩy mạnhphong trào startups, trong phong trào này phải phát triển KHCN và ứng dụng, Sựkiện có ý nghĩa lớn cho sự phát triển CNTT trong giai đoạn tới. Bộ TT&TT sẽđồng hành và chỉ đạo báo chí để tương xứng với tầm vóc của sự kiện. Các cơ quanbáo chí, các trang nước ngoài tuyên truyền lớn ra nước ngoài khi vai trò của VNtổ chức sự kiện lớn này.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh chobiết khoa học cơ bản đang làm thay đổi chính cuộc sống hiện nay. Mọi việc hiệnnay đều qua Internet, điện thoại để bắt nguồn từ nghiên cứu cơ bản, đưa nghiêncứu vào thực tế cuộc sống. Sự kiện “Gặp gỡ Việt Nam” là cơ hội tương tác giữacác nhà khoa học cơ bản, các nhà lập chính sách và các tập đoàn và là cơ hội đốivới Bình Định và tăng cường xúc tiến đầu tư của các Tập đoàn.

Trả lời với báo giới, Bí thư Tỉnh ủytình Bình Bình Nguyễn Thanh Tùng đã Bình Định mong muốn xây dựng Trung tâmICISE là điểm đến của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Qua 3 lần tổ chức"Gặp gỡ Việt Nam" đã có trên 2500 nhà khoa học trong và ngoài nước đếndự. Sự kiện sắp tới dự kiến đón 1500 nhà khoa học và 14 nhà khoa học đạt giảiNobel đến dự.

Ông cũng bày tỏ mong muốn nhận được sựquan tâm để cùng chung sức với Bình Định xây dựng Trung tâm ICISE lớn mạnh.

"Gặp gỡ Việt Nam" được đồng tổchức bởi Bộ KH&CN, UBND tỉnh Bình Định, Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam(Rencontres du Vietnam), Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN,Geneva, ThụySỹ) và Viện Khoa học Solvay (Brussels, Bỉ).

Dựa trên những kinh nghiệm và thành côngđược cộng đồng khoa học quốc tế ghi nhận và đánh giá cao của các tổ chức khoa họcGặp gỡ Moriond và Gặp gỡ Blois, năm 1993, GS.Trần Thanh Vân – chủ tịch của haitổ chức khoa học trên – đã sáng lập Hội Khoa học “Gặp gỡ Việt Nam” nhằm hỗ trợViệt Nam trong lĩnh vực khoa học và giáo dục.

Với mong ước xây dựng ở Việt Nam một điểmgặp gỡ và giao lưu khoa học chất lượng cao cho không những Việt Nam mà còn chocả khu vực Đông Nam Á, sau nhiều năm ấp ủ và tìm kiếm địa điểm, được sự đồngthuận và hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Bình Định, GS. Trần Thanh Vân đã quyết định lựachọn Ghềnh Ráng, Quy Nhơn làm nơi tọa lạc của Trung tâm Quốc tế Khoa học vàgiáo dục liên ngành (ICISE).

Tính từ thời điểm khánh thành giai đoạn1 vào ngày 12/8/2013 đến hết năm 2015, ICISE đã tổ chức 3 kỳ trên tổng số 11 kỳ“Gặp gỡ Việt Nam” tính từ năm 1993: lần thứ 9 (2013), lần thứ 10 (2014)và  lần thứ 11(2015). ICISE đã đón tiếp 13 hội thảo khoa học quốc tế và 6lớp học vật lý chuyên đề, cùng sự góp mặt của hơn 1500 nhà khoa học, trong đócó 6 giáo sư đạt giải Nobel, giải Fields, giải Kavli, giải Shaw và nhiều nhàkhoa học danh tiếng khác.

Theo: baomoi.com.vn