Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm 2015 tới nay, tỉnh Bình Định đã cấp 55 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) với tổng số vốn đăng ký là 6.983 tỷ đồng. Cũng trong thời gian này, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư (CTĐT) cho 44 dự án với tổng số vốn đăng ký là 15.276 tỷ đồng. Số liệu này không tính các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp trên địa bàn.
Tập đoàn Hoa Sen đầu tư nhà máythứ 3 tại Bình Định
Với lợi thế là thành phố trực thuộc tỉnh, đáp ứng những điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế - xã hội, QuyNhơn là địa bàn dẫn đầu trong việc thu hút đầu tư.Theo đó, Quy Nhơn đã có 27 dự án được cấp GCNĐKĐT và chấp thuận CTĐT, tiếp theosau là huyện Tuy Phước với 13 dự án, huyện Vân Canh với 12 dự án; các huyện PhùMỹ, Phù Cát, Thị xã An Nhơn là những địa phương đã thu hút được 10 dự án vàHoài Nhơn được 9 dự án.
Trong khi đó, tính từ năm 2015 tới nay huyện Tây Sơn chỉcấp GCNĐKĐT và chấp thuận CTĐT cho 6 dự án; huyện Hoài Ân và Vĩnh Thạnh chỉ có2 dự án.
Kết quả nói trên đã phản ánh, ngoài lợi thế về cơ sở hạ tầngvẫn còn nhiều nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư, trongđó có các vấn đề liên quan đến thủ tục và cách thức mời gọi dự án của từng địaphương, và đây là nguyên nhân chính tác động đến chất lượng thu hút đầu tư.
Qua thống kê trên cho thấy, bài toán làm sao để đạt hiệuquả trong thu hút đầu tư, không chỉ là bài toàn cần lời giải từ phía các cơquan cấp tỉnh mà còn có sự phối hợp, sự đồng thuận, nỗ lực từ phía các địaphương trong tỉnh.
Không kể đến các huyện miền núi, trung du, có những huyệnthuộc địa bàn rất thuận lợi nhưng thu hút đầu tư vẫn rất ít, thậm chí chưa có dựán đầu tư nào được cấp phép như huyện Tây Sơn, Hoài Nhơn. Theo số liệu thống kế,4 tháng đầu năm 2016, 2 địa phương này chưa có dự án nào đăng ký, hay nói chínhxác hơn là có đăng ký nhưng tình hình giải quyết kéo dài, phía huyện không phảnhồi cơ quan lấy ý kiến, có những dự án nhà đầu tư nộp từ trong năm 2015, đếnnay vẫn không thể cấp phép được. 4 địa phương nữa vẫn không có dự án đầu tư nàocấp phép đó là Phù Mỹ, An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh.
Thực tế, khi phía các cơ quan của tỉnh có các văn bản xinlấy ý kiến đối với các dự án thì tại một số địa phương vẫn có tình trạng trả lờichậm hoặc không trả lời, dẫn đến cơ quan chủ trì lấy ý kiến không thể trả lờiđược cho nhà đầu tư, đã gây kéo dài dự án và làm nản lòng doanh nghiệp.
Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh năm 2016 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng cũng đã chỉra một số tồn tại, trong đó có việc một số địa phương chưa có sự hợp tác đối vớicác Sở, Ban, Ngành của tỉnh trong việc tạo điều kiện thu hút, giải quyết các vấnđề để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có đề nghị vớicác địa phương cần phải xem trọng việc thu hút đầu tư, phải xem nguồn lực từcác nhà đầu tư là tiền đề trong phát triển kinh tế của địa phương. Qua đó, cầntránh tình trạng kéo dài, gây khó dễ, thiếu hợp tác giữa các cơ quan, các nhà đầutư.
Để tiếp tục cải thiện vị trí xếp hạng PCI, ngày26/4/2016, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản số 1506/UBND-TH đềra các biện pháp cải thiện thứ hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh,trong đó tập trung cải thiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môitrường kinh doanh, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, tiếp xúc, lắng nghevà giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp. Theo đó,các biện pháp cần thực hiện nhằm cải thiện thứ hạng PCI gồm:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thịsố 07 về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện nâng cao PCI vàxây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giảipháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực Quốc gia.
Thứ hai, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, thườngxuyên tiếp xúc, gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết kịp thời, dứt điểm những khókhăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư; không để các vụ việc giải quyếtdây dưa, kéo dài, gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đồng thời, tạo điềukiện thuận lợi nhất cho các lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Định kỳ mỗinăm 2 lần, lãnh đạo UBND tỉnh sẽ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp nhằm kịp thờigiải quyết những khó khăn, vướng mắc.
Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp và thực hiện Quy chếphối hợp về trình tự các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đất đai vàxây dựng phải đúng quy trình và đúng thời gian quy định đã công bố. Tránh tìnhtrạng xử lý công việc chồng chéo, ngâm hồ sơ quá lâu làm phiền hà đến doanhnghiệp.
Thứ tư, cải tiến các website để đẩy mạnh công tác thôngtin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin củatỉnh, trang thông tin xúc tiến đầu tư và hợp tác, website của các Sở, Ban, Ngành,Huyện, Thị xã, Thành phố và tại trụ sở cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện côngkhai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, nhất là cácchính sách thu hút đầu tư, các thủ tục hành chính, các chính sách mới ban hành;thông tin về quy hoạch, kế hoạch, dự án tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận,nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinhdoanh, tận dụng các cơ hội đầu tư và tổ chức hoạt động được nhanh chóng, thuậnlợi theo đúng chủ trương chính sách đã ban hành.
Thứ năm, sớm hoàn thiện các quy hoạch ngành, quy hoạchxây dựng, quy hoạch sử dụng đất để cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh chủ độnghơn trong việc mời gọi đầu tư và khi các nhà đầu tư đến tỉnh không phải chờ đợi.Căn cứ các quy hoạch được duyệt, việc chấp thuận chủ trương đối với từng dự ánđầu tư sẽ được xem xét, quyết định nhanh hơn. Đối với dự án có tính chất quantrọng, nhất là dự án sử dụng đất có tính thương mại cao cần xây dựng tiêu chí dựán để tổ chức mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.
Thứ sáu, chủ động chuẩn bị quỹ đất, có sẵn hạ tầng để khicó dự án cần đến tái định cư cho nhân dân thì giải quyết nhanh, gọn, không đểcông tác giải phòng mặt bằng kéo dài như thời gian vừa qua.
Lê Anh