Kết quả PCI 2015 của Bình Định và các giải pháp cải thiện thứ hạng năm 2016
10/04/2016

 

Cuối tháng3/2016, kết quả công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015 trong cảnước, Bình Định xếp vị trí thứ 20 thuộc nhóm Khá giảm 3 bậc so với năm 2014.Đây được xem là điều khá bất ngờ so với nỗ lực của tỉnh trong năm vừa qua. Dướiđây là kết quả phân tích nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện vịtrí thứ hạng PCI 2016 của Bình Định.

 

I. Vị trí PCI 2015 của Bình Định so với cảnước

Theo PCI 2015, Bình Định giảm 3 bậc, từthứ 17 thuộc nhóm Khá (năm 2014) xuống xếp thứ 20 (thuộc nhóm Khá).

Năm địa phương xếp đầu bảng (thuộc nhómrất Tốt) là Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Lào Cai. Địa phương xếpcuối bảng năm nay là tỉnh Đắk Nông.

Năm địa phương thuộc Vùng kinh tế trọngđiểm Miền Trung có xếp hạng như sau: Đà Nẵng (xếp thứ 1, thuộc nhóm rất Tốt),Quảng  Nam (xếp thứ 8, Tốt), Quảng Ngãi (xếp thứ 15, Khá), BìnhĐịnh (xếp thứ 20, Khá) và Thừa Thiên Huế (xếp thứ 29, khá).

1. Biểu đồ tăng trưởng PCI của Bình Định từ2007 đến 2015

2. Biểu đồ các chỉ số thành phần năm 2015 sovới năm 2014

3. Kết quả PCI năm 2014 - 2015

Năm

Điểm tổng hợp

Kết quả xếp hạng

Nhóm điều hành

2014

59,72

17/63

Khá

2015

59,23

20/63

Khá

 

4. Kết quả 10 chỉ số thành phần PCI của 2 năm(2014 - 2015)

TT

Chỉ số thành phần

2014

2015

So sánh

2015/2014

1

Gia nhập thị trường

8,79

9,00

+0,21

2

Tiếp cận đất đai

6,18

6,05

-0,13

3

Tính minh bạch

6,53

6,17

-0,36

4

Chi phí thời gian

6,82

7,47

+0,65

5

Chi phí không chính thức

4,68

5,34

+0,66

6

Tính năng động

4,20

4,87

+0,67

7

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

5,79

5,23

-0,56

8

Đào tạo lao động

6,00

6,10

+0,10

9

Thiết chế pháp lý

5,66

5,56

-0,10

10

Cạnh tranh bình đẳng

5,16

4,85

-0,31

 

Xếp hạng

17/63

(Khá)

20/63

(Khá)

 

II. Đánh giá, phân tích

1. Đánh giá chung

Tổng sốđiểm PCI đạt được năm 2015 là 59,23, giảm 0,69 điểm so với năm 2014.

Trong 10chỉ số thành phần, có 5 chỉ số tăng điểm so với năm 2014 là: Gia nhập thịtrường (+0,21), Chi phí thời gian(+0,65), Chi phí không chính thức (+0,66),Tính năng động (+0,67), Đào tạolao động (+0,10).

Trong khiđó, 5 chỉ số giảm điểm là: Tiếp cận đất đai (-0,13), Tính minh bạch (-0,36),Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (-0,56), Thiết chế pháp lý (-0,10) và Tính cạnhtranh bình đẳng (-0,31).

Trong cácnăm trước, nhất là năm 2011, kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)Bình Định đứng thứ 38/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tụt hạng 18 bậc so năm2010 và 31 bậc so với năm 2009. Trước tình hình này, nhằm khắc phục những hạnchế, giảm sút về chỉ số năng lực cạnh tranh, tránh nguy cơ tụt hậu so với cáctỉnh trong vùng và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư của tỉnh, trongtháng 6/2011, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về một sốgiải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện nâng cao Chỉ số Năng lực cạnhtranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 và những năm tiếp theo.

Ngoài ra,ngày 02/6/2014, UBND tỉnh cũng có văn bản số 2249/UBND-TH xây dựng Kế hoạchhành động thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải phápchủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực Quốc gia, các ngành,các địa phương của tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện nhiều chính sách liênquan đến thu hút đầu tư, kinh doanh.

Kết quảcủa việc triển khai Chỉ thị 07 và Nghị quyết 19/NQ-CP, PCI của Bình Định năm2012 xếp vị trí thứ 4 thuộc nhóm Tốt, năm 2013 xếp vị trí thứ 18 thuộc nhómKhá, 2014 xếp vị trí thứ 17 thuộc nhóm Khá và 2015 xếp vị trí thứ 20 thuộc nhómKhá.

Mặc dù thứhạng chưa được cao, nhưng qua 5 năm triển khai theo Chỉ thị số 07 và 02 nămtriển khai Nghị quyết 19/NQ-CP, Bình Định nằm trong nhóm Tốt và Khá. Điều nàycho thấy vị trí xếp hạng PCI của Bình Định đã được giữ vững.

Riêng năm2015, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với các ngành, các địa phương đã tíchcực triển khai thực hiện nhiều chính sách liên quan đến thu hút đầu tư, cảithiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh như: chỉ đạo trực tiếp, ban hànhhàng loạt văn bản, đối thoại với doanh nghiệp để các ngành, các cấp, các địaphương chấn chỉnh, làm hài lòng các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Với nhữngnỗ lực trên năm 2015, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 23 dự ánvới tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 8.852 tỷ đồng; Cấp Giấy nhận đăng ký đầu tư cho39 dự án vốn trong nước với tổng vốn đầu tư là 3.657,55 tỷ đồng. Riêng dự ánFDI, UBND tỉnh cấp 04 dự án với tổng vốn 42,06 triệu USD.

Cũng trongnhững năm qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng như nâng cấp mở rộngQuốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Bình Định có tổng chiều đài trên 100 km; Quốc lộ 19 cóchiều dài 17,8 km, điểm đầu tại cổng Cảng Quy Nhơn, điểm cuối giao với QL 1Atại km 1209; Quốc lộ 19 đoạn đi Gia Lai có tổng chiều dài hơn 55,7km; Quốc lộ1D đoạn từ ngã ba Phú Tài đến ngã ba Long Vân; Tuyến đường Long Vân - Long Mỹ;Đoạn đường vào sân bay Phù Cát...

Đặc biệt trongnăm tỉnh đã thu hút được các nhà đầu tư lớn như Tập đoàn FLC, Tập đoàn Hoa Sen,Tập đoàn Hùng Vương, Tập đoàn Kinder World,... đến đầu tư. Ngoài ra, tỉnh cũngkiên quyết thu hồi 12 dự án chậm triển khai để mời gọi các nhà đầu tư có nănglực tài chính thực sự.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, (thứ 3 từ phải sang) khảo sát hiện trường chỉ đạo dự án Khu phức hợp Công nghiệp Thương mại Dịch vụ và Đô thi Becamex

Khi có cácdự án lớn tỉnh thường thành lập ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh hoặc các PhóChủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban để giải quyết ngay các vấn đề của dự án như:Dự án Khu phức hợp Công nghiệp Thương mại Dịch vụ và Đô thị Becamex tại BìnhĐịnh; dự án Vinpear Quy Nhơn; các dự án BT...

Hàngtháng, các sở ngành, địa phương chủ động báo cáo UBND tỉnh những vấn đề, vănbản mà cơ quan trình nhưng chưa được giải quyết, chỉ đạo kịp thời. Qua đó đãlàm tăng hiệu quả, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh.

Tuy nhiên,PCI 2015 Bình Định lại đứng vị trí thứ 20, tụt 03 bậc so với năm 2014 (xếp thứ17) là điều đáng tiếc và có thể nói là bất ngờ.

2. Phân tích nguyên nhân

Việc giảmthứ hạng có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà cụ thể có cácnguyên nhân sau:

(1) Tronggiải quyết công việc cho doanh nghiệp, thời gian gần đây đã được thực hiện kháquyết liệt nhưng thực tế cho thấy vẫn còn một số cơ quan, công chức, viên chứccủa các sở, ngành, địa phương của tỉnh chưa thực sự nghiêm túc trong việc giảiquyết nhanh chóng các yêu cầu của doanh nghiệp, vẫn còn tình trạng chậm giảiquyết hồ sơ tại các cơ quan tham mưu và ở cả cơ quan ra quyết định cuối cùng,từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh.

(2) Côngtác bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm và kéo dài làm mất cơ hội đầutư của doanh nghiệp và gây bức xúc cho người dân. Công tác tái định cư cho dânchậm so với tiến độ đầu tư các dự án.

(3) Côngtác chỉ đạo, thực hiện và tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp tháo gỡ khó khăncho doanh nghiệp có lúc còn chưa kịp thời; sự phối hợp giữa các sở, ngành, địaphương triển khai các chương trình công tác liên ngành có một số mặt chưa đồngbộ, nhất là sự phối hợp trong tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ đượcgiao.   

Công tácphối hợp và thực hiện Quy chế phối hợp vẫn chưa thực sự được các ngành quan tâmthực hiện dẫn đến công tác tham mưu cho UBND tỉnh bị kéo dài, thời hạn trả lờicho nhà đầu tư quá thời gian quy định, gây phiền hà đối với doanh nghiệp, nhấtlà các thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng…

Một trongnhững địa phương thường xuyên chậm trả lời cho nhà đầu tư về quyết định đồng ýhay không đồng ý triển khai dự án khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trươngđầu tư là: Tây Sơn, Quy Nhơn, An Nhơn,…

(4) Việchỗ trợ cho doanh nghiệp về hạ tầng như đường, điện, nước đến chân hàng rào dựán rất chậm, điều này làm doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng và cũng có dựán không thể đi vào hoạt động vì thiếu điện, nước.

(5) Việcthực hiện đối thoại, giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp tuy có làmnhưng không thường xuyên, một số kiến nghị của doanh nghiệp được “ghi nhận”nhưng chưa có sự trả lời thiết thực và thấu đáo. Rõ ràng là yêu cầu của doanhnghiệp ngày càng cao nhưng chính quyền thì chưa thật sự đáp ứng.

Bên cạnhcác cơ quan, địa phương rất tích cực hỗ trợ cho doanh nghiệp, tháo gỡ khó khănvướng mắc kịp thời cho doanh nghiệp, vẫn còn nhiều địa phương chậm giải quyếtcác vấn đề của doanh nghiệp trong quá trình hình thành và triển khai dự án.

Đặc biệt,là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm đa số số lượng doang nghiệpcủa tỉnh, hiện đang gặp không ít khó khăn trong đầu tư, kinh doanh nên rất cóthể họ đã chấm điểm thấp khi được hỏi.

(6) Vấn đềlao động có kỹ năng ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm vì nhân lực quyếtđịnh hiệu quả và tính bền vững của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khi đónhu cầu này chưa được đáp ứng tốt. Hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh tuy đượcđầu tư, mở rộng, nâng cấp nhưng quy mô đào tạo nghề còn nhỏ, nghề đào tạo đơnđiệu, chưa đa dạng, chỉ chú trọng một số nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo vàbồi dưỡng nghề chưa cao (khoảng 40%).

Một sốchính sách khuyến khích đầu tư trong đó có hỗ trợ đào tạo nghề của tỉnh chodoanh nghiệp để đào tạo công nhân kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, taynghề nhưng khoản kinh phí hỗ trợ này đến được với doanh nghiệp chưa nhiều.

(7) Ngoàira, một yếu tố khách quan góp phần làm ảnh hưởng đến kết quả PCI của Bình Địnhgiảm là chủ trương của tỉnh quyết liệt rà soát thu hồi nhiều dự án chậm triểnkhai, nếu Phiếu câu hỏi của VCCI gửi đúng các doanh nghiệp này thì việc chothấp điểm cũng có thể xảy ra.

III. Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì thứhạng PCI 2016

1. Đề xuất chung

Để cảithiện thứ hạng PCI trong năm 2016 và những năm tiếp theo, UBND tỉnh cần tiếptục chỉ đạo các sở ban ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục tìm ra nguyênnhân, hạn chế và xây dựng các giải pháp có tính thiết thực để thực hiện trongthời gian tới.

Trong đóxác định các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là: chi phí gia nhập thị trườngthấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng ổn định; môi trường kinh doanh minhbạch và thông tin kinh doanh công khai; chi phí không chính thức thấp; thờigian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng;lãnh đạo chính quyền năng động và sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanhnghiệp; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; chính sách đàotạo lao động tốt; thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.

2. Đề xuất cụ thể

Phấn đấunăm 2016 Bình Định tiếp tục duy trì vị trí thứ hạng cao PCI, cụ thể nằm trongnhóm Tốt hoặc nhóm Khá (xếp vị trí từ 10 - 20).

Trước mắt,đề nghị các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện cácviệc sau đây:

(1) Tiếptục triển khai Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 10/6/2011 và văn bản số 2249/UBND-THngày 02/6/2014 của UBND tỉnh về việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghịquyết 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môitrường kinh doanh, nâng cao năng lực Quốc gia một cách nghiêm túc.

(2) Đềnghị lãnh đạo các cấp, các ngành tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, thườngxuyên tiếp xúc, gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướngmắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư không để các vụ việc giải quyết dây dưa,kéo dài, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhấtcho các lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Định kỳ mỗi năm 2 lần, lãnh đạoUBND tỉnh sẽ tổ chức đối thoại với doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết những khókhắn, vướng mắc. Trước mắt, ngay trong tháng 4/2015 được sự chấp thuận của UBNDtỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức buổi đối thoại doanh nghiệp do UBND tỉnhchủ trì.

(3) Đềnghị lãnh đạo các cấp, các ngành và địa phương trong công tác phối hợp và thựchiện Quy chế phối hợp về trình tự các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư,đất đai và xây dựng phải đúng quy trình và đúng thời gian quy định đã công bố.Tránh tình trạng xử lý công việc chồng chéo, ngâm hồ sơ quá lâu làm phiền hàđến doanh nghiệp.

 (4) Giao Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợcác Sở, Ban, ngành và địa phương cải tiến các website để đẩy mạnh công tácthông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thôngtin của tỉnh, trang thông tin xúc tiến đầu tư và hợp tác, website của các sở,ngành, huyện, thị xã, thành phố và tại trụ sở cơ quan, đơn vị nhằm thực hiệncông khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh, nhất làcác chính sách thu hút đầu tư, các thủ tục hành chính, các chính sách mới ban hành;thông tin về quy hoạch, kế hoạch, dự án tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếpcận, nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực sản xuất -kinh doanh, tận dụng tốt các cơ hội đầu tư và tổ chức hoạt động được nhanhchóng, thuận lợi theo đúng chủ trương, chính sách đã ban hành.

(5) Yêucầu các ngành chức năng phải sớm hoàn thiện các quy hoạch ngành, quy hoạch xâydựng, quy hoạch sử dụng đất để cơ quan xúc tiến đầu tư của tỉnh chủ động hơntrong mời gọi đầu tư và khi nhà đầu tư vào tỉnh thì không phải chờ đợi. Căn cứcác quy hoạch được duyệt, việc chấp thuận chủ trương đối với từng dự án đầu tưsẽ được xem xét, quyết định nhanh hơn. Đối với dự án có tính chất quan trọng,nhất là dự án có sử dụng đất, giao cho Sở Xây dựng chủ trì cùng các cơ quanliên quan xây dựng tiêu chí dự án, sau đó giao cho cơ quan xúc tiến đầu tư củatỉnh tổ chức mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.

(6) GiaoTrung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh và UBND các địa phương chủ động chuẩn bị quỹđất, có sẵn hạ tầng để khi có dự án cần đến tái định cư cho nhân dân thì giảiquyết nhanh, gọn, không để công tác giải phóng mặt bằng kéo dài như thời gianvừa qua.

Việc thựchiện các nhiệm vụ và giải pháp khắc phục những điểm yếu để cải thiện Chỉ sốNăng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) gắn với tăng cường cải cách thủ tục hànhchính là một nhiệm vụ quan trọng của tỉnh trong năm 2016 và những năm tiếptheo.

Hạnh Nguyên