Bình Định kiến nghị một số ý kiến trong quan hệ hợp tác với Lào tại Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào 2016
28/03/2016

 

Ngày 27/3, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hai nước Việt Nam - Lào đã phối hợp tổ chức Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào 2016. 

 

Hội nghị Hợp tácđầu tư Việt Nam - Lào 2016 thu hút sự quan tâm của hơn 500 đại biểu đến từ hainước. Tại Hội nghị lần này, Chính phủ hai nước xác định trong thời gian đến sẽtập trung triển khai thực hiện Hợp tác song phương giai đoạn 2015-2020.

Hộinghị do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủViệt Nam, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào và đồng chí Somsavat Lengsavat, nguyên Ủyviên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lào, Chủ tịch Phân ban Hợp tác ViệtNam đồng chủ trì Hội nghị; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương,Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Nhà nước,… của hai nước. Về phía tỉnh, có sựtham dự của đồng chí Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Kế hoạch vàĐầu tư cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào, đồng thời đề xuất Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào đẩy nhanh thống nhất các Hiệp định, cơ chế chính sách về đầu tư; hợp tác kinh tế - xã hội. Lắng nghe và ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của cơ quan chức năng và đại diện doanh nghiệp hai bên. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavat cam kết sẽ cùng tìm hướng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển thương mại song phương, góp phần quan trọng trong việc củng cố và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, thông qua hợp tác đầu tư thể hiện tình đoàn kết máu thịt giữa hai nước, mặc dù khó khăn nhưng tổng nguồn vốn đầu tư FDI của Việt Nam vào Lào là rất đáng ghi nhận. Phó Thú tướng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào phải chú trọng chính sách an sinh; tránh tình trạng chuyển nhượng dự án làm ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp Việt Nam; bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận còn có cả nhiệm vụ giúp đỡ người dân nơi đây phát triển và nâng cao chất lược cuộc cuộc sống.

Tính đến nay, tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào là 4,9 tỷ USD. Lào đứng thứ nhất trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đứng thứ 2 (sau Trung Quốc với khoảng 9 tỷ USD) trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Lào. Nhiều dự án của doanh nghiệp Việt Nam đã đi vào hoạt động và đạt hiệu quả tốt, đóng góp nhiều mặt cho phát triển kinh tế - xã hội của Lào và được Chính phủ Lào ghi nhận, đánh giá cao.

Về phía tỉnh Bình Định, hiện nay đang có 3 dự án đầu tư tại hai tỉnh Champasak, Sekong thuộc Nam Lào. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có Dự án Liên doanh đầu tư xây dựng Nhà máy dược phẩm tại Champasak - CHDCND Lào là được triển khai hoạt động hiểu quả. Còn hai dự án còn là Dự án trồng 5.000 ha cây cao su, cây lấy gỗ và xây dựng Nhà máy chế biến mủ cao su tại tỉnh Sekong – Lào (Công ty Cao su Hữu nghị Lào - Việt, gọi tắt là LVF); Dự án trồng 10.000 ha cây cao su, cây lấy gỗ và xây dựng Nhà máy chế biến mũ cao su tại tỉnh Sekong – Lào vẫn chưa được triển khai do gặp một số vướng mắc về việc giao đất, lao đông…

Cũng trong dịp này, tỉnh Bình Định cũng đã kiến nghị một số ý kiến trong quan hệ hợp tác với Lào mà tỉnh đã nêu ra trong Hội nghị lần trước nhưng chưa được giải quyết.

Trong thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các địa phương của Lào, vận động thêm nhiều doanh nghiệp của tỉnh sang Lào nghiên cứu cơ hội đầu tư, kinh doanh. Mà cụ thể là, ngay trong tháng 7 năm nay, tỉnh Bình Định đã lên kế hoạch tổ chức đoàn công tác sang Lào để đánh giá lại kết quả triển khai hợp tác thời gian qua và ký kết chương trình hợp tác trong thời gian tới. Đồng thời cũng sẽ có nhiều doanh nghiệp của tỉnh đi cùng để xúc tiến đầu tư, kinh doanh.

 Lê Anh