Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) giữa Việt Nam và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tạo ra một cú hích mới đối với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm tới.
Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) giữa Việt Nam và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tạo ra một cú hích mới đối với đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm tới.
Hiệp định EPA Việt
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, với tầm nhìn dài hạn, EPA hướng tới mục tiêu tạo sự liên thông về hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả Việt Nam và Nhật Bản trong khu vực và thế giới.
Trọng tâm của Hiệp định là tăng cường hợp tác trong nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực,môi trường, du lịch và giao thông - vận tải. Trong giai đoạn đầu, hai bên ưu tiên một số dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam như đào tạo y tá của Việt Nam tại Nhật Bản, xây dựng hệ thống kiểm định nghề nghiệp cho Việt Nam, tiếp cận cơ chế đối thoại doanh nghiệp về dệt may, xây dựng công nghiệp phụ trợ và nâng cao năng lực kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại song phương lớn thứ ba của Việt Nam (với tổng kim ngạch hơn 12 tỷ USD năm 2007), là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam và là nước có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn thứ 6 vào Việt Nam (vốn đăng ký hơn 7 tỷ USD năm 2008). Dự kiến, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 15 tỷ USD năm 2008, trước thời hạn 2 năm so với mục tiêu ban đầu đặt ra cho năm 2010. "Sau khi ký kết Hiệp định EPA, hai nước sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều đột phá mới trong quan hệ thương mại và đầu tư những năm tới", Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc giảm thuế nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản thông qua Hiệp định EPA, đặc biệt đối với các sản phẩm dệt may, da giày, thủy sản và đồ gỗ. "Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam được Nhật Bản dành cho sự đối xử tốt hơn so với một số nước ASEAN khác, đặc biệt đối với thủy sản, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường Nhật Bản trong vòng 10 năm tới", ông Khánh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Khánh cũng nhận định, không dễ tăng vọt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong ngắn hạn. "Mặc dù thị trường Nhật Bản mở cửa, nhưng việc doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được cơ hội này hay không còn tùy thuộc vào chính khả năng của các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước", ông Khánh cho biết.
Ngược lại, ông Khánh cũng không cho rằng, sẽ có một sự tăng trưởng lớn của hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sau khi Hiệp định EPA được ký kết, vì Việt Nam sẽ giảm thuế theo một lộ trình đã cam kết. Bên cạnh đó, đa số sản phẩm Việt Nam sẽ mở cửa cho Nhật Bản trong thời gian tới hiện có thuế nhập khẩu tương đối thấp, do đó là những sản phẩm mà nền kinh tế đang cần.
Về cơ bản, trong đàm phán Hiệp định EPA, Nhật Bản quan tâm nhiều đến các mặt hàng công nghiệp, đặc biệt là phụ tùng ô tô, sắt thép, hóa chất, giấy và các mặt hàng điện tử khác. "Diện quan tâm của Nhật Bản tương đối rộng, nhưng quan điểm của Nhật Bản là chỉ đòi hỏi Việt Nam mở cửa cho những sản phẩm mà Việt Nam không có khả năng sản xuất hoặc chỉ có khả năng sản xuất trong tương lai xa", ông Khánh cho biết.
Thêm nữa, Nhật Bản cũng chỉ đòi hỏi cao việc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm được coi là đầu vào cho các công ty Nhật Bản ở Việt Nam, còn với các sản phẩm khác thì hai bên có cách tiếp cận rất linh hoạt, bảo đảm làm sao vừa có lợi cho Nhật Bản, đồng thời giúp Việt Nam có thời gian để tự phát triển sản xuất.
Theo các chuyên gia thương mại, một điểm đặc biệt của EPA là góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và môi trường kinh doanh để khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư tại Việt
Nguồn: Báo Đầu tư