Nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Bình Định được xem là “ngã ba” của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, là cửa ngõ nối với Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông bắc Campuchia. Bình Định được thiên nhiên ban tặng cảnh quan đa sắc màu với bờ biển dài, núi non trùng điệp, nhiều địa danh nổi tiếng gắn liền với các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng;… Những điều này khiến Bình Định trở thành “trung tâm” trong chuỗi liên kết phát triển kinh tế Vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Đặc biệt là phát triển mạnh ngành công nghiệp không khói du lịch.
BiểnQuy Nhơn
Vị tríđịa lý đặc biệt thuận lợi
Thủ tướng Chính phủ đã phêduyệt quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xác định TP. Quy Nhơn -Bình Định là trung tâm tăng trưởng kinh tế phía Nam của vùng, là đầu mối giaothông đường bộ và cảng biển phục vụ trực tiếp cho khu vực Tây Nguyên.
Xét về vị trí, Bình Định nằm ởtrung tâm của trục Bắc - Nam, đây cũng là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợinhất của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng Cảng biểnquốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộcKhu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thôngvận tải, tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu vực và quốctế.
Trong tầm nhìn mới từ sau khiViệt Nam gia nhập WTO, vai trò của Việt Nam trong phát triển kinh tế khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương đã được khẳng định. Việt Nam có vị trí án ngữ trên cáctuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vựcBiển Đông. Trong đó, Cảng biển Bình Định là cầu nối không thể thiếu của cả khuvực rộng lớn, không chỉ phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Vùngkinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực Tây Nguyên, mà còn là cửa ngõ ra BiểnĐông của Tiểu vùng sông Mê Kông. Chính phủ đã cho nâng cấp Quốc lộ 19, nối từCảng Quy Nhơn (Bình Định) đến Lệ Thanh (Gia Lai) dài 238 km. Đây là tuyến giaothông huyết mạch kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây ra biển Đông thông quaCảng Quy Nhơn từ các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh nam Lào, đông bắc Campuchia.
Ngoài ra, Bình Định còn có lợithế khi sở hữu đầy đủ các hệ thống hạ tầng cơ bản quan trọng như sân bay, cảngbiển, đường sắt, các tuyến giao thông huyết mạch. Đặc biệt, Sân bay Phù Cát đãcơ bản được nâng cấp tốt, đáp ứng loại máy bay hạng trung và lớn, hiện nay sân baynày đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại,hỗ trợ phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và phát triển du lịch. Và thực sựBình Định đủ điều kiện để phát triển ngành du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao.
Tàinguyên du lịch phong phú
Với 134km bờ biển, Bình Định sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, rộng hàng trăm ha,còn rất hoang sơ với bờ cát trắng mịn thoai thoải, nước biển trong xanh, quanhnăm tràn ngập ánh nắng như: Quy Nhơn, Hải Giang, Trung Lương, Tân Thanh, VĩnhHội và nhiều đảo gần bờ: Nhơn Châu, Hòn Khô, Đảo Yến,… Là nguồn tài nguyên tolớn cho sự phát triển các sản phẩm về du lịch nghỉ dưỡng biển.
Ngoàira, với các dạng địa hình phong phú đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đặcsắc hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối, và biển cả với nhiều thắngcảnh độc đáo: Ghềnh Ráng - Tiên Sa, bán đảo Phương Mai, Hầm Hô, Hồ Núi Một,suối khoáng nóng Hội Vân, chùa Hang, đầm Trà Ổ…. Đặc biệt, Đầm Thị Nại làđầm nước mặn có diện tích hơn 5000 ha, nằm trên địa phận huyện Tuy Phước,Phù Cátvà TP. Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Bắc ngang qua đầm là cây cầu Thị Nại nổi tiếng dàigần 2,5 km nối liền trung tâm TP.Quy Nhơn và Khu kinh tế Nhơn Hội.
Bên cạnh di sản thiên nhiênbiển đảo phong phú, Bình Định còn là nơi tập trung nhiều giá trị văn hóa lịchsử và văn học dân tộc. Miền đất này có bảy cụm tháp còn nguyên vẹn và 52 phếtích đền tháp, kiến trúc, nghệ thuật Chămpa. Riêng cụm tháp Bánh Ít vừađược nhóm tác giả người Anh bình chọn trong “1.001 công trình kiến trúc cầnphải đến trong cuộc đời".
BìnhĐịnh là nơi phát tích của Tây Sơn Tam Kiệt: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ; Là quê hương của vị Hoàng Đế “Áo vải cờ đào” Quang Trung –Nguyễn Huệ. Vừa qua, Khu di tích đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt và Bảo tàng QuangTrung vừa được Chính phủ công nhận là Di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia đặcbiệt …
Bình Địnhcòn là nơi khai sinh và phát triển nhiều bộ môn nghệ thuật độc đáo như: nghệthuật hát Bội (Tuồng), bài Chòi... Là miền đất võ với những làng võ, lò võ vànhững bài quyền, roi nổi tiếng đã đi vào lịch sử với câu ca dao: “Ai về BìnhĐịnh mà coi / Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”.
BìnhĐịnh nổi tiếng với những món ăn đặc sản lạ miệng mang nét đặc trưng văn hóa củamiền đất võ như: Rượu Bàu Đá, Nem chợ huyện, bánh Ít lá gai, bún Chả cá QuyNhơn, bánh Hỏi lòng heo, bún Song Thằn,...
Đẩy mạnh chuỗi liên kếtvùng trong phát triển du lịch
Với những lợi thế so sánh khôngnơi nào có của mình, trong những năm gần đây, bên cạnh hoạt động liên kết giữakhu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ, Bình Định đã đẩy mạnh việc hợptác vùng theo trục Bắc – Nam và Đông – Tây trong phát triển du lịch. Ngoài việctham gia phát triển “Con đường di sản miền Trung”, Bình Định đã tổ chức hoạtđộng liên kết, hợp tác phát triển DL giữa 4 tỉnh: Bình Định – Đắk Lắk - Gia Lai- Kon Tum; và giữa 3 tỉnh: Bình Định - Quảng Ngãi - Kon Tum với mong muốn phốihợp tốt hơn trong công tác xúc tiến, quảng bá DL; tạo ra sản phẩm liên kết vùngmang dấu ấn độc đáo, khác biệt, góp phần cho các địa phương trở thành điểm đếnquen thuộc của du khách trong nước và quốc tế.
Theo ông Nguyễn Bay – Giám đốc Trung tâm XTĐT Bình Định, hiện tỉnh Bình Định đang kêu gọi đầu tư vào các dự án du lịch trọng điểm như: Dự án Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Nại (Vốn đầu tư: 400 triệu USD, DT: 765ha); KDL Mũi Rồng –Tân Phụng (Vốn đầu tư: 100 triệu USD, DT: 165,014ha); Điểm DL Hòn Đất (DT: 50ha); Điểm số 8, tuyến DL dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu (vốn ĐT: 5 triệu USD, DT: 11,9ha); Điểm số 9, tuyến DL dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu (vốn ĐT: 5 triệu USD, DT: 12 ha); Khách sạn – Dịch vụ - Thương mại và Du lịch Tây An Dương Vương – TP.Quy Nhơn (Vốn ĐT: 10 triệu USD/dự án, DT: 01ha); Các điểm DL Sinh thái Hồ Núi Một (Vốn ĐT: 05 triệu USD/dự án, DT: 135 ha); Các điểm DL ven biển Hoài Hải – Tam Quan Bắc (Vốn ĐT: 05 triệu USD/khu, DT: từ 5-10ha/khu); Điểm DL Hòn Ngang (DT: 50ha); Các điểm DL hồ chứa nước Định Bình (Vốn ĐT: 01 triệu USD, DT: 10ha); KDL Hồ sinh thái Thuận Ninh (Vốn ĐT: 03 triệu USD/dự án, DT: khoảng 30ha); KDL Sinh thái Đầm Trà Ổ (Vốn ĐT: 40 triệu USD, DT: 1.200ha); KDL Sinh thái Đề Gi (Vốn ĐT: 40 triệu USD, DT: khoảng 2.000ha); KDL Hà Ra – Phú Thứ (DT: 24,26ha); Khu khách sạn nghỉ dưỡng tại Trung tâm Quốctế Khoa học và Giáo dục liên ngành (DT: 15ha)… |
Bên cạnh đó, Bình Định đã xácđịnh du lịch là ngành kinh tế quan trọng của địa phương và tập trung đầu tư xâydựng một số tuyến du lịch trọng điểm nhằm tạo diện mạo mới cho du lịch BìnhĐịnh trong xu thế hội nhập. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ViệtNam đến năm 2015 và định hướng đến 2025, Bình Ðịnh được xác định là một mắtxích quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch miền Trung. Trong đó,tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà được xác định là tuyến du lịch chuyên đề BiểnQuốc gia. Bình Định cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khíchđầu tư; chú trọng vào công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để hấpdẫn các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch...
Có thể thấy, hoạt động liên kết phát triển dulịch trong chuỗi liên kết vùng của Bình Định trong thời gian qua đã đạt đượcmột số kết quả rất khả quan, lượng khách đến các tỉnh đều tăng, nhất là kháchdu lịch ở Tây Nguyên đến Bình Định ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, các kết quảtrong hoạt động liên kết mới chỉ bước đầu, trong tương lai Bình Định cần phảităng cường hơn nữa trong việc liên kết vùng, liên kết các tour, tuyến DL giữacác vùng đến Bình Định và ngược lại, xây dựng tour DL khám phá miền Trung-TâyNguyên. Liên kết quảng bá, xúc tiến DL theo hướng xây dựng chiến lược quảng báDL chung của toàn vùng dưới sự chủ trì của Tổng cục DL. Liên kết đào tạo pháttriển nhân lực DL…Đặc biệt là phải tập trung xây dựng các dòng sản phẩm du lịchđặc trưng, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch biển, tài nguyên nhân văn,đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với văn hóa, dựa vào các yếu tố văn hóa để xâydựng sản phẩm du lịch, tập trung vào thị trường khách cao cấp với những sảnphẩm mới như du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triểnlãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng...), du lịch tâm linh..., tổ chứcquảng bá xúc tiến có trọng tâm để tạo dựng hình ảnh du lịch Bình Định - điểm đếnhấp dẫn du khách trong và ngoài nước