BÌNH ĐỊNH: “điểm nóng” trong bản đồ thu hút đầu tư
10/09/2015

 

Là tỉnhcó nhiều lợi thế cạnh tranh, trong những năm qua, Bình Định đã từng bước hoàn chỉnhcác cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môitrường đầu tư kinh doanh; chủ động chuẩn bị điều kiện kết cấu hạ tầng, nhất làgiao thông, chuẩn bị sẵn mặt bằng đón các nhà đầu tư… với mục tiêu tạo thuậnlợi nhất cho Nhà đầu tư. Chính những yếu tố này đã giúp Bình Định trở thành“điểm nóng” trong bản đồ thu hút đầu tư cả nước.

 

Ảnh minh họa
Tăng cường cải cách hành chính

Ông HồQuốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ: “Chúng tôi luôn hướng dẫn cho nhà đầu tư về các cơ chế, chính sách khuyếnkhích thu hút nhà đầu tư vào đầu tư tại Bình Định;  cũng như giới thiệu cho nhà đầu tư về nhữngtiềm năng, thế mạnh ở những lĩnh vực có liên quan, để sự phối hợp giữa cácngành được nhịp nhàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đầu tư,kinh doanh tại Bình Định”.

Để thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ nhà đầu tư, từ năm 2011,UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 07 yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, địaphương tập trung chỉ đạo, điều hành, tăng cường giải quyết và hỗ trợ DN. Quyếtđịnh số 12/2011/QĐ-UBND, ngày 02/06/2011 về trình tự và cơ chế phối hợp giảiquyết các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng ngoài khu công nghiệp và khukinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Định. Qua đó, quy định rất rõ trình tự và cácbước thực hiện cụ thể từ khâu chấp thuận chủ trương, giới thiệu địa điểm đầu tư(nếu dự án chưa có trong quy hoạch) cho đến khi phê duyệt đồ án quy hoạch chitiết, thủ tục về đất đai, môi trường, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xâydựng.

Thờigian thực hiện thủ tục được rút ngắn rất nhiều so với quy định của Chính phủ;nhà đầu tư cũng được thông báo đến nhận kết quả trong trường hợp thủ tục hoànthành trước thời hạn ghi trong Giấy biên nhận. Nhà đầu tư cũng được tư vấn miễnphí, cụ thể qua điện thoại hoặc email và gửi hồ sơ dự án qua đường bưu điện màkhông nhất thiết phải đến liên hệ trực tiếp tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnhBình Định.

Bêncạnh đó, chính quyền Tỉnh cũng thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ, lắng nghe và giảiquyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người dân, của các doanh nghiệp,nhà đầu tư với quan điểm "việc gì khó phải thuộc về cơ quan Nhà nước, việcgì thuận lợi phải dành cho doanh nghiệp, cho người dân", không để các vụviệc giải quyết dây dưa, kéo dài, gây phiền hà cho doanh nghiệp, người dân.

Cùngvới tinh thần hợp tác tích cực là những chính sách cởi mở, thông thoáng, ưu đãivà hỗ trợ thiết thực, coi lợi ích hợp pháp và thành công của nhà đầu tư là lợiích và thành công của chính mình. Các thành phần kinh tế đều được quan tâm đốixử bình đẳng, mọi doanh nghiệp đều được tạo điều kiện thuận lợi trong tiếpcận thông tin về cơ chế chính sách, quy hoạch, cơ hội đầu tư, kinh doanh vànguồn vốn. Chính vì những yếu tố này, trong những năm qua, Bình Định luôn đứngtrong top đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Chínhsách ưu đãi đầu tư thông thoáng, thiết thực

Ngoàichính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ, nhà đầu tư còn được hưởng các chínhsách hỗ trợ của tỉnh Bình Định về: chi phí đào tạo công nhân, xúc tiến thươngmại, hạ tầng kỹ thuật, cung cấp thông tin... Bình Định vận dụng tối đa chínhsách chung của Nhà nước và có chính sách phù hợp với đặc thù địa phương.

Cụ thểđể thu hút nhà đầu tư, Bình Định áp dụng giá thuê đất thấp nhất trong khung giácủa Chính phủ. Bình Định còn có chính sách từ khâu đầu đến khâu cuối, tức là từchuẩn bị đầu tư đến xúc tiến đầu tư. Tại khâu chuẩn bị đầu tư, Bình Định hỗ trợvề thông tin, đo đạc, hỗ trợ đánh giá tác động môi trường… Có lĩnh vực hỗ trợ100% kinh phí về đánh giá tác động môi trường. Về giải phóng mặt bằng, khi nhàđầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm của Tỉnh, Tỉnh hỗ trợ100%, theo hướng nhà nước bỏ ra 50%, nhà đầu tư 50% và sau khi nhà đầu tư vàothì sẽ hoàn trả lại; qua đó góp phần tăng tính cam kết, trách nhiệm của nhà đầutư.

BìnhĐịnh cũng hỗ trợ về xử lý môi trường, khi đầu tư vào khu công nghiệp, nhà đầutư được hỗ trợ 150 triệu đồng/ha; hỗ trợ 15% mức đầu tư xây dựng nhà máy xử lýchất thải; hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, như: hỗ trợ về đường, điện, nước đến chânhàng rào. Bên cạnh đó có hỗ trợ về đào tạo nghề; nếu nhà đầu tư tự đào tạo thìNhà nước hỗ trợ 50% kinh phí.

Tínhđến tháng 05/2015, trên địa bàn Tỉnh hơn 502 dự án trong nước được cấp Giấychứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 79.976,2 tỷ đồng. Bình Định cũngcó 54 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 1.625 triệu USD, gồm 43 dự án 100% vốnnước ngoài và 11 dự án liên doanh hoặc có góp vốn giữa nhà đầu tư trong nước vànhà đầu tư nước ngoài, chia theo loại hình có 43 doanh nghiệp và 11 chi nhánhsản xuất.

Đặcbiệt Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội (Dự ánLọc hóa dầu Victory), do Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT) và Tập đoàn SaudiAramco (Ả Rập) làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư 22 tỉ USD, công suất 400.000thùng dầu/ngày đã được Chính phủ đưa vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí VNđến 2015 và định hướng đến 2025.

Theo đó, dự án sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm2015 và có sản phẩm đầu tiên vào quý 1/2021. Khi đi vào hoạt động, dự án này sẽgiúp GDP cả nước tăng thêm 3-4% và GDP của Bình Định tăng thêm 30-40%.

Ngoài ra, một số tập đoàn lớn như Amata (Thái Lan), VSIP(Singapo), Tập đoàn Giáo dục quốc tế Kinder World (Singapore),… đã đăng kýcũng như tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Định nhằm đón đầu việc dự án lọchóa dầu 22 tỷ USD ở tỉnh này.

Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư

Mặc dù Bình Định có nhiều lợithế trong thu hút đầu tư như vị trí địa lý thuận lợi, có đầy đủ hệ thống hạtầng thiết yếu như sân bay, cảng biển, quốc lộ, ga tàu hỏa... Tuy nhiên, theođánh giá của các nhà đầu tư, Bình Định vẫn cần hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầngthì mới có thể đáp ứng các dự án đầu tư lớn.

Bà Huỳnh Thị Thanh Thủy, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết “Dự kiến ngay trong năm 2015 này, Bình Định sẽ làm các thủ tục chuyển Cảng hàng không Phù Cát thành Cảng hàng không quốc tế, đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ tỉnh Bình Định và các tỉnh duyên hải miền Trung - Tây Nguyên mà của cả nước”.

Trong đó, tỉnh Bình Định cầnsớm đầu tư nâng cấp cảng hàng không Sân bay Phù Cát trở thành sân bay quốc tế,đầu tư nâng cấp các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ, có như vậy du khách mới đếnvới Bình Định nhiều hơn, nhà đầu tư tiếp cận Bình Định dễ dàng hơn, mở toangcánh cửa cho Bình Định phát triển, phát huy hết tiềm năng hiện có.

Thực tế, Bình Định đã khởi côngnâng cấp Sân bay Phù Cát hồi tháng 1/2015 vừa qua. Theo đó, với tổng vốn đầu tưkhoảng 500 tỷ đồng, Cảng hàng không Phù Cát được đầu tư nâng cấp theo hướng sẽtrở thành cảng hàng không quốc tế với 3 hạng mục chính: mở rộng sân đỗ, xâydựng mới Nhà ga hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế và nâng cấp đường băng.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhìnnhận rằng, trong thời gian tới, KKT Nhơn Hội sẽ là cái tên rất “nóng” trên bảnđồ thu hút đầu tư Việt Nam. Vấn đề này đặt ra cho Bình Định là làm thế nào đểkết nối KKT Nhơn Hội với các vành đai phát triển xung quanh bằng hệ thống hạtầng tốt nhất, tạo điều kiện thu hút đầu tư.

Tại cuộc họp với các bộ, ngànhgần đây, UBND tỉnh Bình Định đã kiến nghị nhiều vấn đề xung quanh việc hỗ trợphát triển KKT Nhơn Hội, trong đó vấn đề quan trọng nhất vẫn là bố trí vốn xâydựng đường nối Sân bay Phù Cát với KKT Nhơn Hội, đường chuyên dụng phía TâyKKT, cầu Thị Nại 2...

Bên cạnh hạ tầng, cơ chế chínhsách luôn là thước đo quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc, quyết định đầu tư.Theo TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, Trưởng nhóm tưvấn Vùng duyên hải miền Trung, sức hút từ Dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội rất lớn,các nhà đầu tư đến với Bình Định trong giai đoạn hiện nay đều khẳng định họ đầutư để phục vụ cho sự phát triển của dự án lọc dầu nói riêng và KKT Nhơn Hội nóichung trong tương lai. Vậy họ cần phải được hưởng những chính sách tương đồngnhư các dự án đầu tư trong KKT Nhơn Hội được hưởng. bên cạnh đó, các dự án khuphức hợp của hai nhà đầu tư là VSIP và Amata để phát triển công nghiệp phụ trợvà nhà ở cho công nhân phục vụ dự án Victory cần được cho phép kết nối với KKTNhơn Hội để được hưởng các chính sách ưu đãi như các dự án trong khu kinh tếnày.


NT (nguồn: báo Thương hiệu và Công luận)

>