Bình Định nằm trong phạm vi Quy hoạch hệ thống trung tâm logistics cả nước
21/07/2015

 

Thủ tướng Chính Phủ vừa ban hành quyết định số 1012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung về quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển, định hướng phát triển, quy hoạch phát triển, giải pháp và chính sách phát triển chủ yếu.

 

Theođó, Bình Định nằm trong phạm vi hoạt động chủ yếu của Trung tâmlogistics hạng II hình thành tại Hành lang kinh tế đường 19 và duyênhải Nam Trung Bộ có quy mô tối thiểu 20 ha đến năm 2020 và trên 30 hađến năm 2030, phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Quảng Ngãi,Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và hướng lên các tỉnh TâyNguyên; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Quy Nhơn, Dung Quất, BaNgòi), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửakhẩu (thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên).

Cũngtheo phương án Quy hoạch phát triển các trung tâm dịch vụ logistics trêncả nước, tại miền Bắc hình thành và phát triển 07 Trung tâm logisticshạng I, hạng II và 01 Trung tâm logistics chuyên dụng gắn liền với cảnghàng không tại địa bàn các vùng và hành lang kinh tế.

Tạimiền Trung – Tây Nguyên, hình thành và phát triển 06 Trung tâm logisticshạng I, hạng II và 01 Trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địabàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

Tạimiền Nam, hình thành và phát triển 05 trung tâm logistics hạng I, hạngII và 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn cácvùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế như vùng Đông Nam Bộ (Khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tiểu vùngkinh tế các tỉnh Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, tiểu vùng kinh tếcác tỉnh Tây Nam thành phố Hồ Chí Minh, tiểu vùng kinh tế trung tâmđồng bằng sông Cửu Long).

Với mụctiêu phát triển mạng lưới trung tâm logistics nhằm bảo đảm đáp ứngtốt nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất, nhậpkhẩu. Khai thác có hiệu quả thị trường dịch vụ logistics của ViệtNam, trong đó, tập trung vào các dịch vụ logistics thuê ngoài, tíchhợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức và hoạt động theo mô hìnhlogistics bên thứ 3 (3PL) nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triểnthông qua việc tối thiểu hóa chi phí và bổ sung giá trị gia tăng chohàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp. Từng bước triển khai môhình logistics bên thứ 4 (4PL) và logistics bên thứ 5 (5PL) trên cơ sởphát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại,hiệu quả, chuyên nghiệp.

Phấnđấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt khoảng 24%- 25%/năm, tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn nền kinh tế là 10%, tỷ lệdịch vụ logistics thuê ngoài khoảng 40% giảm thiểu chi phí logisticscủa toàn nền kinh tế so với GDP còn khoảng 20%. Đến năm 2030, các chỉtiêu này lần lượt là 34% - 35%/năm, 15% - 17%/năm.

Bêncạnh đó, Quyết định cũng đưa ra các giải pháp, chính sách phát triển chủ yếu.Theo đó, cụ thể hóa, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hiệnhành nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát triểnhệ thống trung tâm logistics; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khaithác các trung tâm logistics bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật;khuyến khích đầu tư và phát triển dịch vụ logistics, gồm cả hoạt động của trungtâm logistics chuyên dụng gắn với cảng hàng không, kho hàng không kéo dài cóyêu cầu riêng về an ninh, an toàn kiểm tra, giám sát hải quan. 

Dịch vụlogistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặcnhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hảiquan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mãhiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuậnvới khách hàng để hưởng thù lao.

Vì thế, để đạt được những mục tiêu nêu trên, Thủ tướngkhẳng định cần tiếp tục thuận lợi hóa các thủ tục hải quan nhằm tạo điềukiện cho các hàng hóa xuất, nhập khẩu và quá cảnh qua Việt Nam, từ đó phát triểncác loại hình vận chuyển hàng hóa đa phương thức và hình thành các trung tâmtrung chuyển hàng hóa mang tầm khu vực và quốc tế tại Việt Nam; đồng thời, sẽ bốtrí quỹ đất phù hợp dành cho phát triển hệ thống trung tâm logistics; thực hiệnđấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án có vị trí kinh doanh thuận lợi.

KiềuOanh