Phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
08/07/2015

 

UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triểnthủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Quy hoạch nêurõ các nội dung về mục tiêu phát triển, nội dung quy hoạch trong khaithác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, giống thủysản, chế biến thủy sản và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

 

Theo đó, mục tiêu chung đến năm 2020, thủy sản Bình Địnhtrở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn theo hướng hiện đại, pháttriển toàn diện, bền vững, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sảnxuất hợp lý, với năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uytín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tếkhu vực và thế giới đồng thời với việc nâng cao trình độ dân trí,đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn phát triển thủy sảnvới bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng giátrị sản xuất thủy sản bình quân đạt 7-7,5%/ năm; cơ cấu giá trị sảnxuất: khai thác thủy sản chiếm 80%, nuôi trồng thủy sản chiếm 15% vàdịch vụ thủy sản chiếm 5%; sản lượng khai thác thủy sản đạt 185.000tấn; giảm tổn thất sản phẩm sau khai thác hải sản xuống dưới 10%;giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD; sản lượng nuôi trồngthủy sản tăng bình quân 10%/năm; tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng đạt60-70%.

Tầm nhìn năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuấtthủy sản bình quân từ 5 – 5,5%/năm; cơ cấu giá trị sản xuất: khaithác thủy sản chiếm 70%, nuôi trồng thủy sản chiếm 20% và dịch vụthủy sản chiếm 10%; sản lượng khai thác thủy sản đạt 190.000 tấn,trong đó: sản lượng khai thác xa bờ 178.000 tấn, khai thác gần bờ10.000 tấn và khai thác nội địa 2.000 tấn; đội tàu khai thác hải sảncó công suất >90 CV chiếm trên 60%; 100% diện tích nuôi nước lợ theohình thức thâm canh, bán thâm canh ứng dụng các quy trình sản xuấttiên tiến; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 250 triệu USD.

Nội dung quy hoạch nhằm khai thác và bảo vệ nguồn lợithủy sản đến năm 2020, tổng số tàu thuyền khai thác 7.300 chiếc, đếnnăm 2030 tổng số tàu thuyền khai thác 6.400 chiếc. Cơ cấu tàu theonghề khai thác: phát triển những nghề thân thiện với môi trường nhưnghề vây khơi, câu khơi kết hợp chụp mực, câu cá ngừ đại dương, giảmmạnh các nghề lưới kéo, nghề cố định, nghề mành và một số nghềlưới rê ven bờ xuống còn 36% tổng số tàu. Đến năm 2020, tổng sảnlượng khai thác đạt 185.000 tấn, trong đó Khai thác xa bờ 167.500 tấn (khai thác cá ngừ đại dương đạt 11.000 tấn và ổn định đến năm 2030);khai thác gần bờ 15.500 tấn; khai thác nội địa 2.000 tấn. Đến năm 2030,tổng sản lượng khai thác đạt 190.000 tấn, trong đó Khai thác xa bờ178.000 tấn; khai thác gần bờ 10.000 tấn; khai thác nội địa ổn định2.000 tấn.

Các khu chế biến thủy sản tập trung được quy hoạch tạixã Tam Quan Bắc huyện Hoài Nhơn, xã Hoài Hương huyện Hoài Nhơn, xã MỹThọ huyện Phù Mỹ, xã Mỹ Thành huyện Phù Mỹ, xã Cát Khánh huyệnPhù Cát, xã Nhơn Lý thành phố Quy Nhơn, phường Nhơn Phú thành phố QuyNhơn, phường Bùi Thị Xuân thành phố Quy Nhơn.

Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ hậu cầnnghề cá, hình thành hai trung tâm nghề cá của tỉnh : xã Tam Quan Bắc,huyện Hoài Nhơn và đầm Đề Gi (Mỹ Thành – Phù Mỹ, Cát Khánh – PhùCát); nâng cấp các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền hiện cótheo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước; quy hoạch mới các cơsở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá với quymô 150,2 ha, xây dựng mới cảng cá Tam Quan và Vĩnh Lợi, nâng cấp cảngcá Đề Gi, nâng cấp và xây dựng mới các bến cá Nhơn Lý, Nhơn Hải,Đống Đa – thành phố Quy Nhơn, Tân Phụng, Xuân Thạnh – huyện Phù Mỹ,Hoài Hương – huyện Hoài Nhơn.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng chế biến thủy sản, đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng khu chế biến thủy sản Cát Khánh – PhùCát, khu chế biến hậu cần thủy sản Tam Quan Bắc – Hoài Nhơn; xây dựnghệ thống các kho lạnh, trọng tâm tại các huyện, thành phố có nghềcá lớn của tỉnh (Quy Nhơn, Phù Cát- Phù Mỹ, Hoài Nhơn), xây dựng nângcấp các chợ cá và chợ đầu mối thủy sản.

Quy hoạch cũng nêu rõ các dự án ưu tiên đầu tư khai thácvà bảo vệ nguồn lợi thủy sản: đóng mới tàu (tàu khai thác và tàudịch vụ) bằng vật liệu mới: sắt, composit, vật liệu tổng hợp; hỗtrợ cung cấp thông tin về ngư trường xa bờ, đặc biệt là các thông tinvề nguồn lợi ở vùng khơi miền Trung và ngư trường Trường Sa, HoàngSa; chuyển giao công nghệ bảo quản sau thu hoạch trong khai thác hảisản; tổ chức đội tàu hậu cần dịch vụ nghề cá phục vụ khai tháchải sản xa bờ, xây dựng khu bảo tồn biển vịnh Quy Nhơn, xây dựng mớicảng cá 2 đầm Đề Gi tại Vĩnh Lợi , huyện Phù Mỹ; đầu tư xây dựngcảng cá Tam Quan, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn; xây dựng mới vànâng cấp các cơ sở đóng tàu thuyền có khả năng sửa chữa, bảo trìcác loại tàu sắt và đóng tàu dài đến 30m và công suất đến 1000CV,nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão khu vực đầm Đề Gi, Tam Quan.

Nuôi trồng thủy hải sản được cải tạo, nâng cấp cơ sởhạ tầng vùng nuôi tôm tập trung ở Hoài Nhơn và Tuy Phước; đầu tư cơsở hạ tầng các khu thủy sản công nghệ cao ở Mỹ Thành – huyện PhùMỹ; Cát Thành, Cát Hải – huyện Phù Cát, xây dựng Trạm sản xuấtgiống thủy sản nước lợ, mặn Cát Thành, huyện Phù Cát với quy mô 10ha, thuộc Trung tâm giống thủy sản; nâng cấp 3 hồ chứa nước thuộcTrạm thực nghiệm NTTS nước ngọt Mỹ Châu, hồ Đồng Đèo 1, hộ Đồng Đèo2 và hồ Hóc Lách; nuôi cá lồng hồ chứa nước ngọt tỉnh Bình Định.

Về chế biến thủy sản, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấuhạ tầng khu chế biến thủy sản Cát Khánh – Phù Cát, khu chế biếnhậu cần thủy sản Tam Quan Bắc – Hoài Nhơn, xây dựng hệ thống các kholạnh, trọng tâm tại các huyện, thành phố có nghề cá lớn của tỉnh;xây dựng nâng cấp các chợ cá và chợ đầu mối thủy sản; nghiên cứucác sản phẩm từ thủy sản để tạo ra các sản phẩm thực phẩm chứcnăng cao cấp phục vụ sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực cần hếtsức được ưu tiên, chú trọng với nhiều dự án phát triển nguồn nhânlực như đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, lái tàu…đào tạo cán bộcó trình độ đại học và trên đại học trong ngành thủy sản; khai thácvà bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, chế biến thủy sản; đàotạo công nhân lành nghề trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thủysản, đào tạo chuyển đổi nghề cho ngư dân.

Kiều Oanh