Quy Nhơn là thành phố có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và khu vực Đông Nam Á
23/06/2015

 

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 495/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm các nội dung chủ yếu về: phạm vi ranh giới; tính chất; mục tiêu phát triển; dự báo phát triển; định hướng phát triển không gian; định hướng hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế; thiết kế đố thị; định hướng hạ tầng kỹ thuật và môi trường; chương trình chiến lược và dự án ưu tiên đầu tư.

 

Đô thị Quy Nhơn (Ảnh: Lê Hồ Bắc)

Theo đó, phạm vi lập quy hoạch có diện tích khoảng 67.788 ha,bao gồm: Thành phố Quy Nhơn hiện hữu, diện tích khoảng 28.553 ha; huyện Tuy Phướccó diện tích khoảng 21.713 ha; hai xã Canh Vinh và Canh Hiển (huyện Vân Canh)có diện tích khoảng 13.676 ha; xã Cát Tiến, Cát Chánh và một phần xã Cát Hải(huyện Phù Cát) có diện tích khoảng 3.847 ha. Ranh giới khu vực quy hoạch đượcgiới hạn như sau: phía Bắc giáp huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; phía Tây giáp thịxã An Nhơn, tỉnh Bình Định; phía Đông giáp biển Đông; phía Nam giáp thị xã SôngCầu, tỉnh Phú Yên.

Về tính chất, Quy hoạch thành phố Quy Nhơn là trung tâmchính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định và là mộttrong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, du lịch,thương mại - dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứuvà ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miềnTrung và Tây Nguyên; đầu mối giao thông đường thủy,đường bộ quan trọng của vùng Nam Trung Bộ và cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông BắcCampuchia, Thái Lan ra biển Đông; một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lượcquan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Mục tiêu phát triển đến năm 2025, thành phố Quy Nhơn trở thànhmột trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, phát triển theo địnhhướng công nghiệp - cảng biển - dịch vụ - du lịch và đến năm 2035, thànhphố Quy Nhơn là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia; phát triểntheo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng tâm là dịchvụ - cảng biển.

Tầm nhìn đến năm 2050, Quy Nhơn là thành phố có vị trí quantrọng trong hệ thống đô thị quốc gia và khu vực Đông Nam Á, là một trong nhữngtrung tâm phát triển lớn của khu vực Trung Bộ; có nền kinh tế phát triển theo địnhhướng du lịch - dịch vụ - cảng biển - công nghiệp, trọng tâm là du lịch - dịchvụ - cảng biển; có sức hút đầu tư lớn và phát triển quan hệ hợp tác quốc tếtrong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, môi trường, nghiên cứu khoa học vàphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...

Về định hướng phát triển không gian theo mô hình đô thị, thànhphố Quy Nhơn và vùng phụ cận phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm vớihai trung tâm chính là thành phố Quy Nhơn và Khu kinh tế Nhơn Hội. Các khu vựcđô thị phát triển có cấu trúc mở, liên kết với nhau bằng hệ thống giao thôngvùng. Các lưu vực sông Hà Thanh, sông Côn, đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn, bán đảoPhương Mai, núi Vũng Chua và vùng nông nghiệp huyện Tuy Phước  bộ khung tự nhiên có vai trò cân bằng trongphát triển đô thị. Bên cạnh đó, định hướng phát triển không gian đô thịbao gồm thành phố Quy Nhơn, khu vực trung tâm hiện hữu Quy Nhơn (trung tâm hành chính Tỉnh theo hướng tập trung, cao tầng;khu vực cảng Quy Nhơn; khu vực núi Bà Hỏa và lân cận; khu vực núi VũngChua; xây dựng khu phức hợp đô thị Khoa học - Giáo dục tại Quy Hòa, phường GhềnhRáng.

Theo quy hoạch định hướng hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầngkinh tế, các cơ quan chính trị - hành chính của tỉnh Bình Định, thành phố QuyNhơn và huyện Tuy Phước cơ bản giữ nguyên theo vị trí hiện hữu, từng bước xây dựngtrung tâm hành chính Tỉnh hiện đại, tập trung. Định hướng phát triển công nghiệptại Khu công nghiệp Nhơn Hội phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngànhcông nghiệp phụ trợ theo định hướng quy hoạch và hoàn thiện khu công nghiệpPhú Tài, khu công nghiệp Long Mỹ. Hệ thống thương mại và dịch vụ phát triển khutrung tâm thành phố Quy Nhơn: nâng cấp các trung tâm tài chính - chứng khoán, thương mại dịch vụ, siêu thị, chợ hiện cótheo hướng đồng bộ, hiện đại.

Về du lịch dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch biển,du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và du lịch trải nghiệm là các sản phẩm bổ trợ;tăng cường liên kết du lịch Bình Định - Phú Yên; phát triển Quy Nhơn và vùng phụcận thành trọng điểm du lịch lớn vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phát triểntuyến ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu - Tam Quan để khai thác tối đa thế mạnh biểnvà ven biển, đảo của thành phố Quy Nhơn. Trong đó, trung tâm thành phố Quy Nhơnlà khu du lịch trọng điểm của toàn vùng; Phương Mai - Núi Bà là khu du lịch trọngđiểm quốc gia. Ưu tiên xây dựng trung tâm dịch vụ du lịch cao cấp, hiện đại bênvịnh Quy Nhơn và xây dựng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ nghiên cứu khoa học- giáo dục tại Quy Hòa, phường Ghềnh Ráng.

Ngoài ra, Quy hoạch cũng nêu rõ các chương trình chiến lượcđầu tư như chương trình xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung thành phố QuyNhơn và vùng phụ cận, tái cấu trúc khu trung tâm Quy Nhơn; phát triển trung tâmđộng lực mới Diêu Trì, Trần Quang Diệu; phát triển các trung tâm dịch vụ khulogistic - tiền cảng tại Phước Lộc, Canh Vinh; xây dựng mô hình “Nông nghiệp -đô thị”; đầu tư và phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội; chiến lược quảng bá hình ảnhđô thị “Hành lang văn hóa - thiên nhiên”; phát triển đô thị Khoa học - Giáo dụcQuy Hòa, phường Ghềnh Ráng.

Trong giai đoạn đến năm 2025, dự án ưu tiên đầu tư xây dựngcác công trình hạ tầng kỹ thuật chính: nâng cấp cảng Quy Nhơn và sân bay PhùCát, nâng cấp quốc lộ 19C, quốc lộ 19B nối sân bay Phù Cát với Khu kinh tế NhơnHội, đường tỉnh ĐT640, xây dựng mới cầu Thị Nại 2, đường chính phía Bắc và phíaNam Quy Nhơn; khơi thông dòng chảy các tuyến sông trên hệ thống sông Côn vàsông Hà Thanh, tuyến đê kép tại khu phát triển mới…

Bên cạnh đó, một số dự án về hạ tầng kinh tế như: Xâydựng hạ tầng khung cho dự án lọc hóa dầu tại khu kinh tế Nhơn Hội, xây dựng mớikhu Logistic số 1 và ga hàng hóa tại xã Phước Lộc, xây dựng khu du lịch HảiGiang, khu du lịch Vĩnh Hội, quy hoạch du lịch sinh thái khu vực đầm Thị Nại, quyhoạch hệ thống mạng lưới di tích văn hóa Chăm Pa gắn với bảotồn và phát triển du lịch, xây dựng hoàn thiện khu trung tâm dịch vụ thương mạigắn với phát triển du lịch trên trục đường Nguyễn TấtThành, xây dựng trung tâm thương mại tại các khu đô thị mới. Về hạ tầng xã hội:xây dựng cơ sở hạ tầng trung tâm đào tạo - y tế chất lượng cao tại Long Vân -Long Mỹ, xây dựng nhà văn hóa lao động, bảo tàng tổng hợp và bảo tàng văn hóaChăm; xây dựng mới khu liên hợp thể dục thể thao tại Long Vân - Long Mỹ, hoànthiện quảng trường trung tâm thành phố; nâng cấp và xây mới các công viên: Côngviên ven biển, công viên hồ Phú Hòa, công viên núi Bà Hỏa, côngviên hồ Bàu Lác.

Theo Quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cậnđến năm 2035 cũng như tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt hứa hẹntạo nên bước phát triển đột phá về mọi mặt cho thành phố Quy Nhơn cùngcác vùng lân cận nói riêng và Bình Định nói chung. Nhưng hơn hết cầnsự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các Bộ, ngành Trung ương và địaphương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định trong việc thựchiện để đảm bảo theo đúng Quy hoạch.

 

Kiều Oanh