Đầu tư trang trại nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính
04/06/2015

 

UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nuôi trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ do Công ty Cổ phần Thủy sản Việt - Úc làm chủ đầu tư. Vốn đầu tư thực hiện dự án dự kiến là 800 tỷ đồng.

 

Khu nuôi tôm nhà kính đang được Công ty xây dựng tại tỉnh Bạc Liêu (Nguồn Vietuc.com.vn)

Mụctiêu của dự án nhằm sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo các tiêuchuẩn để xuất khẩu trực tiếp ra thị trường lớn trên thế giới như EU, Mỹ, NhậtBản. Bên cạnh đó, dự án sẽ tạo ra sản phẩm cung cấp trực tiếp cho cáccông ty, nhà máy chế biến trong tỉnh cũng như toàn quốc đồng thời tạo ra vùngnguyên liệu tập trung để xuất khẩu, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủysản của tỉnh.

Tổng diệntích đất dự kiến sử dụng 300 ha. Trong giai đoạn 1 theo tiến độ thựchiện dự án, UBND tỉnh  trước mắtgiao cho nhà đầu tư 100 ha để xây dựng Khu nuôi tôm công nghệ cao và sẽgiao tiếp 200 ha còn lại sau khi nhà đầu tư mở rộng quy mô sảnxuất  và xây dựng nhà máy chếbiến.

HuyệnPhù Mỹ là một trong những vùng có lợi thế cho việc phát triển vùng nuôi tôm xuấtkhẩu của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều vấn đề bất cập xảy ra như: hệ thốngao xử lý quá tải; nhiều ao nuôi thải nước thải trực tiếp ra cồn cát; nuôi tôm sửdụng nhiều nước ngọt; chưa được đầu tư hệ thống ao chứa và xử lý chất thải rắn;một số diện tích phát triển tự phát  khôngcó đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Vì vậy, sự hình thành vàphát triển các mô hình dự án Nuôi trồng, sản xuất, chế biến, kinhdoanh tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính là một hướngđi tốt. Bởi lẽ, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết  các yếu tố ảnh hưởng đến môi trườngđang đặt ra, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững đối với lĩnh vực nuôi tôm, mang lại hiệu quảkinh tế cho vùng cát ven biển, góp phần chuyển đổi cơ cấu nghềnghiệp và giảm áp lực khai thác ven bờ, tạo ra môi trường sinh tháimới cho ven biển. 

Theo hồsơ dự án, nhiều công nghệ cao được áp dụng cho dự án như:  Công nghệ nhà màng Israel; Công nghệ lọcnước tuần hoàn của Mỹ và Hà Lan; sử dụng chế phẩm sinh học; ao nuôicó mái che phủ. Đây là những công nghệ có tính thực tiễn cao, phùhợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, hạn chế rủi ro, tăng mùa vụvà giảm chi phí giá thành sản xuất. Trong đó, hệ thống xử lý nướctuần hoàn của Mỹ và Hà Lan được mạnh dạn đầu tư để đảm bảo môhình nuôi có chất lượng nước ổn định và không gây ô nhiễm môi trường.Theo đó, hệ thống tuần hoàn sẽ được xử lý qua ba bước gồm các bướclọc tuần hoàn như sau: hệ thống lọc trống, hệ thống xử lý nướcbằng đèn UV, hệ thống lọc sinh học theo công nghệ MBBR (Moving BedBiofilm Reactor).

Dự ánNuôi trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh tôm thương phẩm siêu thâm canhcông nghệ cao trong nhà kính là dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tưtheo Nghị định 210 của Chính phủ và nằm trong Danh mục dự án kêu gọi đầu tưvào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 của UBND tỉnh ban hành kèmtheo Quyết định số 3480/QĐ-UBND ngày 20/10/2014. Đồng thời, dự án cũng nằmtrong Quy hoạch khu nuôi tôm thủy sản ứng dụng công nghệ cao thuộc Quy hoạch tổngthể ngành thủy sản của tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Ngoàira, Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc đã và đang triển khai nhiều dự án có hiệuquả về kinh tế - xã hội ở Bình Định và các địa phương khác trong nước, và làdoanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá cao trong lĩnh vực nuôi trồngthủy sản.

TạiBạc Liêu, Công ty cũng đã xây dựng hoàn thành đúng tiến độ giai đoạn1 khu nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính vớidiện tích hơn 50 ha. Sau thành công bước đầu của dự án nuôi tôm siêuthâm canh trong nhà kính tại Bạc Liêu và nhận được sự đánh giá caocủa Bộ Nông Nghiệp, Tổng cục Thủy sản cùng nhiều cơ quan, ban, ngành;Tập đoàn Việt Úc tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các tỉnh thànhtrên khắp cả nước, và tỉnh Bình Định là nơi có nhiều điều kiệnthuận lợi để thực hiện dự án này.

KiềuOanh