Tăng cường kết nối giao thông vận tải trong ASEAN
25/05/2015

 

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Tăng cường kết nối giao thông vận tải trong ASEAN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án).

 

Cảng Quy Nhơn

Trên tinh thần Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của BộChính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hộinhập quốc tế, hội nhập ngành giao thông vận tải cần được thực hiệnđồng bộ trong chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể cần có lộ trìnhvà từng bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đấtnước, tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế, góp phần tích cực vàophát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh an ninh quốc gia.

Mục tiêu của Đề án nhằm hoàn thành việc thực hiện cáccam kết của Việt Nam trong ASEAN về giao thông vận tải, phát huy hiệuquả kết nối để phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm lợi ích quốcgia, nâng cao vị thế, vai trò và năng lực cạnh tranh quốc tế của ViệtNam, đồng thời lồng ghép thực hiện các mục tiêu kết nối giao thôngvận tải trong ASEAN với việc hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra theocác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án cụ thể của ngànhgiao thông vận tải được phê duyệt.

Vì vậy, việc nâng cao trong phối hợp giữa các Bộ,ngành, địa phương để thực hiện tăng cường kết nối giao thông vận tảitrong ASEAN là hết sức cần thiết, đảm bảo đồng bộ, bền vững, theođúng lộ trình đã đề ra.

Theo đó, Đề án cũng nêu rõ nhiệm vụ: cần chủ động, đềxuất xây dựng, thực hiện các kế hoạch, mục tiêu của ASEAN về pháttriển và kết nối về giao thông vận tải giai đoạn sau 2015 trên cơ sởtiếp tục thực hiện và phát huy các kết quả đạt được trong giai đoạn2011-2015 về kết nối hạ tầng giao thông, kết nối giao thông vận tảivà kết nối con người.

Đề án đã đề xuất 7 giải pháp nhằm tăng cường thựchiện kết nối giao thông vận tải trong ASEAN giai đoạn đến năm 2020 vàđịnh hướng đến năm 2030: 1-Tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng giaothông phục vụ kết nối của đường bộ, đường sắt, đường biển, đườngthủy nội địa, hàng không, hạ tầng vận tải đa phương thức vàlogistics; 2- Kết nối vận tải qua biên giới; 3- Nâng cao chất lượngdịch vụ vận tải đường bộ, đường biển, hàng không, đường thủy nộiđịa, đường sắt, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; 4- Tăngcường huy động các nguồn lực để kết nối; 5- Đẩy mạnh phát triểnnguồn nhân lực; 6- Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giaothông đường bộ; an ninh, an toàn hàng hải, hàng không; 7- Hoàn thiệnthế chế và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.

Trong đó, để tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng giaothông phục vụ kết nối đường bộ, Đề án ưu tiên tập trung hoàn thànhđầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ thuộc hệ thống mạng đường bộASEAN: Quốc lộ 1A, 22 (AH1), 2, 5, 70 (AH14), 6, 279 (AH13),8A, 9A (AH16),đường Hồ Chí Minh, 14B, 13,51 (AH17), 12A (AH131), 24, 14, 40 (AH132). BìnhĐịnh là nơi có tuyến đường quốc lộ 1A đi qua có chiều dài 118 km, được đầu tư nâng cấp theo Dự án ADB 3 đạttiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng: bề rộng nền 12 mét, mặt đường bê tông nhựa(BTN) 11 mét, trong đó đoạn đi qua TP Quy Nhơn dài 4,7 km được xây dựng đạttiêu chuẩn đường đô thị loại II chỉ giới xây dựng 30 mét. Hiện naytuyến đường đang được nâng cấp và mở rộng.

Về hệ thống giao thông đường biển, Quy Nhơn là một trongnhững cảng biển được chú trọng mở rộng và phát triển. Cảng QuyNhơn là cảng biển tổng hợp quốc gia phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầumối chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Cămpuchiaqua Quốc lộ 19 và Quốc lộ 14, công suất 7 triệu tấn/năm. Theo đề án, phát huy vai trò của hệ thống cảng biểnViệt Nam là cửa ngõ ra biển Đông của nhiều hành lang vận tải ASEAN,đề án tập trung vào các cảng Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, thànhphố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nghi Sơn, Vũng Áng. Dành quỹ đấtthích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa,dịch vụ hậu cảng, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốcgia, các cảng cạn từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầnglogistics hiện đại. Đổi mới mô hình quản lý cảng biển phù hợp vớiViệt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân, đặc biệtlà các nhà đầu tư ngoài nước vào đầu tư xây dựng cảng biển theohình thức đầu tư – cho thuê kết cấu hạ tầng cảng biển, đối tác côngtư (PPP).

Đối với hàng không, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầngquản lý bay, đường lăn, sân đỗ, nhà gà nhằm nâng cao hiệu quả khaithác các cảng hàng không hiện có…Đầu năm 2015, tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)quyết định đầu tư mở rộng khu hàng không dân dụng Cảng hàng không Phù Cát  tại Bình Định có công suất phục vụ 2,4 triệulượt khách mỗi năm.

Kết nối giao thông vận tải là một bộ phận của Kếhoạch tổng thể kết nối ASEAN hướng tới hình thành Cộng đồng ASEANvới tầm nhìn bền vững và lâu dài trên cơ sở đẩy mạnh hoàn thànhthực hiện các cam kết mà Việt Nam đã ký kết. Vì vậy, tăng cườngkết nối giao thông vận tải cần thực hiện đồng bộ về kết cấu hạtầng giao thông, thể chế chính sách và con người nhằm tạo ra một hệthống giao thông vận tải hài hòa, gắn kết, thuận lợi và hiệu quả.

 

Kiều Oanh