Hội nghị Xúc tiến đầu tư và An sinh xã hội Tây Nguyên lần thứ 3 vừa được tổ chức tại Đà Lạt
19/05/2015

 

Ngày 17/5, tại TP.Đà Lạt, Ban Chỉ đạo TâyNguyên phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hộinghị Xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội Tây Nguyên lần thứ 3.

 

Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng BộCông an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có đại diện các Bộ, Ban, ngành Trung ương, cácngân hàng Thương mại; đại diện lãnh đạo TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. ĐàNẵng; đại biểu là lãnh đạo UBND và ngành chức năng các tỉnh Tây Nguyên; đạidiện tổ chức JICA (Nhật Bản) và các doanh nghiệp tại miền Trung- Tây Nguyên…

Báo cáo tại Hội nghị cho biết, trong những năm qua, thu hút vốn đầutư xã hội toàn vùng Tây Nguyên tăng nhanh, hệ thống kết cấu hạ tầng: giaothông, thủy lợi, y tế, giáo dục… của vùng đã có bước phát triển mới, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, cải thiện đờisống của nhân dân.

Thời gian qua, các nguồn vốn đầu tư vào Tây Nguyên chủ yếu từ Ngânsách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, từ thu hút ODA và đầu tư trực tiếp nướcngoài. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủgồm: đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ khu vực Tây Nguyên giai đoạn2011-2015 khoảng 30.011 tỷ đồng (gồm vốn trái phiếu Chính phủ 8.584 tỷ đồng,vốn ngân sách 1.250 tỷ đồng, vốn huy động theo hình thức hợp đồng BT 11.623 tỷđồng và vốn huy động theo hình thức hợp đồng BOT 8.394 tỷ đồng), đưa tổng vốnhuy động vượt so với kế hoạch cả giai đoạn 2011-2015 là 9.011 tỷ đồng, đạt142,9%.

Nguồn vốn từ ODA trong thời gian qua đã huy động cho Tây Nguyên đểhỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và xóa đói giảm nghèo là 409,9triệu USD. Trong đó, một số dự án lớn đang triển khai như: Dự án giảm nghèo khuvực Tây Nguyên do Ngân hàng Thế giới tài trợ (150 triệu USD); Dự án lâm nghiệpxã hội; Dự án Y tế Tây Nguyên; Tiểu dự án phát triển thành phố loại 2 tại BuônMa Thuột do Ngân hàng Thế giới tài trợ…

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Tây Nguyên lũy kếđến 31/12/2014 có 148 dự án với tổng vốn đăng ký 819 triệu USD (bình quân 1 dựán 5,5 triệu USD). Riêng trong giai đoạn 2011-2015, Tây Nguyên có 38 dự án đầutư FDI được cấp phép với tổng vốn đầu tư 122 triệu USD.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng BộCông an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên- Đại tướng Trần Đại Quang khẳng định:Tây Nguyên là 1/6 vùng kinh tế lớn của nước ta, có tiềm năng lớn cho phát triểnkinh tế, trong đó kinh tế nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò mũi nhọn. Mặc dùcó tiềm năng và lợi thế nhưng Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trongviệc thu hút đầu tư. Trong đó, hạn chế cơ bản nổi lên là cơ cấu nguồn vốn đầutư thu hút tại đây chưa hợp lý; chủ yếu là từ Ngân sách nhà nước, vốn tráiphiếu Chính phủ trong khi thu hút từ FDI, ODA và đầu tư của doanh nghiệp trongnước chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với cả nước; tiến độ xây dựng một số công trìnhgiao thông quan trọng, huyết mạch chậm, kéo dài; việc thu hút vào chế biến cácsản phẩm thế mạnh Tây Nguyên còn ít, chưa tạo ra chuỗi giá trị và bền vững...

Thời gian tới, khu vực Tây Nguyên cần nhận được sự quan tâm hơn nữacủa các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp… nhằm huy động tối đacác nguồn lực để Tây Nguyên đẩy mạnh phát triển nhanh, bền vững và thực hiệnhiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn, nhất là đồngbào dân tộc thiểu số; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và dulịch; tạo điều kiện, cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp quảng bá thương hiệu,giới thiệu về tiềm năng, năng lực của mình trong lĩnh vực nông nghiệp, thươngmại, dịch vụ, du lịch, tín dụng…

Quang cảnh lễ ký kết giữa các ngân hàng và các nhà đầu tư

Quang cảnh Lễ ký kết giữa các ngân hàng và các nhà đầu tư

Nhân sự kiện này, Lễ trao Quyết định đầu tư của 5 tỉnh Tây Nguyêncho 13 doanh nghiệp thực hiện 13 dự án tiêu biểu tại các tỉnh với tổng mức đầutư trên 16.600 tỷ đồng, trong đó tỉnh Kon Tum có tổng mức đầu tư lớn nhất, lênđến 7.700 tỷ đồng và Gia Lai có số lượng dự án đầu tư nhiều nhất (4 dự án). Cácngân hàng thương mại gồm: LienvietPostBank, VCB, Vietinbank, Agribank, BIDV,SHB, MB, Sacombank… cũng ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp; đồngthời, các ngân hàng cũng cam kết cho vay trung và dài hạn với số tiền khoảng15.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của TâyNguyên như: Thủy điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi….

Trongkhuôn khổ Hội nghị, tối 17-5 tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồngđã diễn ra Chương trình an sinh xã hội - biểu diễn nghệ thuật đặcbiệt với chủ đề "Khát vọng đại ngàn". Tại đêm diễn, đã cóhơn 170 tỷ đồng được trao tặng ủng hộ chương trình an sinh xã hội TâyNguyên, trong đó ngành ngân hàng Việt Nam ủng hộ 100 tỷ đồng.

VTD.