Ngày30/3, tại TP.Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thaovà Du lịch, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Hội nghịxúc tiến đầu tư và phát triển du lịch Bình Định năm 2015.
Hội nghịxúc tiến đầu tư và phát triển du lịch Bình Định năm 2015.
Đến dựHội nghị có gần 500 đại biểu là lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch cáctỉnh thành trong cả nước; các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trongvà ngoài tỉnh… Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến,xác định những thách thức và cơ hội; đưa ra các giải pháp để khắc phục hạn chếvề cơ sở hạ tầng giao thông, hoạt động xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệucho các sản phẩm đặc trưng; những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực phục vụdu lịch… nhằm đẩy mạnh việc phát triển du lịch tại Bình Định trong giai đoạn2015 – 2020.
Tài nguyên du lịch phong phú
Với 134km bờ biển, Bình Định sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, rộng hàng trăm ha,còn rất hoang sơ, cát trắng mịn thoai thoải, nước biển trong xanh, quanh nămtràn ngập ánh nắng: Quy Nhơn, Hải Giang, Trung Lương, Tân Thanh, Vĩnh Hội vànhiều đảo gần bờ: Nhơn Châu, Hòn Khô, Đảo Yến,… Là nguồn tài nguyên to lớn chosự phát triển các sản phẩm về du lịch nghỉ dưỡng biển.
Ngoàira, với các dạng địa hình phong phú đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên đặc sắchòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối, và biển cả với nhiều thắng cảnh độcđáo: Ghềnh Ráng - Tiên Sa, bán đảo Phương Mai, Hầm Hô, Hồ Núi Một, suối khoángnóng Hội Vân, chùa Hang, đầm Trà Ổ…. Đặc biệt, Đầm Thị Nại là đầm nước mặncó diện tích hơn 5000 ha, nằm trên địa phận huyện Tuy Phước, Phù Cát và thànhphố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Bắt ngang qua đầm là cây cầu Thị Nạinổi tiếng dài gần 2,5 km nối liền trung tâm thành phố Quy Nhơn và Khu kinh tếNhơn Hội.
Bình Địnhcòn là địa phương nổi tiếng với những bộ môn nghệ thuật độc đáo: nghệ thuật hátBội (Tuồng), một loại hình nghệ thuật vừa bác học nhưng lại vừa mang tính dângian gần gũi với quần chúng. Hát Bội là nét văn hóa đặc thù của riêng Bình Định.Bên cạnh đó, bài Chòi cũng song hành tồn tại với thời gian thể hiện những nét đặcsắc của một bộ môn nghệ thuật dân tộc gắn liền với vùng quê đầy gió biển, hươngđồng ngọt ngào, dung dị và đằm thắm. Là miền đất võ, Bình Định vang danh với nhữnglàng võ, lò võ và những bài quyền, roi nổi tiếng đã đi vào lịch sử với câu cadao: “Ai về Bình Định mà coi / Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”.
Bình Định,nơi hội tụ và giao hòa văn hóa của nhiều dân tộc anh em nên các hình thức vănhóa dân gian và lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú, là hình thứcsinh hoạt văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần và tâm linh của các dântộc như: lễ hội Đổ Giàn, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đua thuyền, lễ hội chợ Gò…
Bình Địnhnổi tiếng với những món ăn đặc sản lạ miệng mang nét đặc trưng văn hóa của miềnđất võ như: Rượu Bàu Đá, Nem chợ huyện, bánh Ít lá gai, bún Chả cá Quy Nhơn,bánh Hỏi lòng heo, bún Song Thằn,...
Tăng cường khai thác và mời gọi đầu tư
Để biếnnhững tiềm năng sẵn có trở thành những thế mạnh, tỉnh Bình Định đã xác định dulịch là ngành kinh tế quan trọng của địa phương và tập trung đầu tư xây dựng mộtsố tuyến du lịch trọng điểm nhằm tạo diện mạo mới cho du lịch Bình Định trongxu thế hội nhập. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm2010 và định hướng đến 2020, Bình Ðịnh được xác định là một mắt xích quan trọngtrong hệ thống các tuyến điểm du lịch miền Trung. Trong đó, tuyến du lịchPhương Mai - Núi Bà được xác định là tuyến du lịch chuyên đề Biển Quốc gia.Trong những năm qua, bên cạnh việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyếnkhích đầu tư phát triển du lịch, tỉnh Bình Định cũng rất chú trọng vào công tácquy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Tỉnh đã tậptrung vào công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹthuật thiết yếu, triển khai các dự án trọng điểm dọc tuyến biển Quy Nhơn – SôngCầu, Nhơn Lý – Cát Tiến, Trung Lương – Vĩnh Hội…; đẩy mạnh công tác trùng tu,tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa : các di tích tháp Chăm, thành Hoàng Đế,nâng cấp, mở rộng Bảo tàng Quang Trung; khôi phục và phát triển các lễ hội, cácloại hình văn hóa dân gian, các làng nghề, làng Võ để khai thác tối đa đặctrưng văn hóa – lịch sử nhằm có được những sản phẩm du lịch thế mạnh mang bản sắcriêng của cùng đất Võ; tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch mangtầm quốc gia, quốc tế như: Festival Tây Sơn – Bình Định, Liên hoan Quốc tế Võ cổtruyền Việt Nam…
Tại hộithảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết Bình Định cần đầutư phát triển hạ tầng đồng bộ cùng với phát triển và quảng bá thương hiệu; tạo ấntượng bằng những giá trị sản phẩm được đầu tư phát triển đồng bộ, có đẳng cấpvà hướng vào thị trường lựa chọn. Từ đó, phát triển Bình Định trở thành trungtâm du lịch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế với hạt nhân là đô thị du lịch biểnQuy Nhơn với những giá trị văn hóa đặc sắc Việt-Chăm. Quy Nhơn-Bình Định sẽ trởthành điểm đến của 3-4 triệu lượt khách vào năm 2020. Những sản phẩm du lịch đặcthù giao hòa các yếu tố sinh thái biển gắn với đô thị, di sản văn hóa, lịch sử,lễ hội, tâm linh, ẩm thực và sự kiện của vùng đất “địa linh, nhân kiệt,"“đất võ, trời văn” và là nơi hội tụ những giá trị cuộc sống, trải nghiệm về sứcsống mới của thời đại bằng tính nghệ thuật và nhân văn.
Chủ tịchỦy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng, cho rằng du lịch Bình Địnhđang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn để phát triển thành ngành kinh tếquan trọng của tỉnh. Thương hiệu “Du lịch Quy Nhơn-Bình Định” bắt đầu lan tỏa rộngrãi như là một điểm du lịch mới cần khám phá, trải nghiệm trong bản đồ du lịchViệt Nam. "Ngoài những giá trị văn hóa, lịch sử, Bình Định còn có nhữnggiá trị về tự nhiên vô cùng phong phú để phát triển du lịch, đặc biệt là tàinguyên về biển và hệ sinh thái biển với vô số những bãi tắm và thắng cảnh đẹpcòn hoang sơ thu hút du khách. Bình Định cũng hội tụ những thuận lợi về địa lý,giao thông để kết nối với các khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchiavà Thái Lan… Tỉnh Bình Định đã quy hoạch, đưa vào nghị quyết, chương trình hànhđộng của các cấp ủy Đảng, chính quyền về phát huy tiềm năng, thúc đẩy phát triểndu lịch" – ông Dũng chia sẻ.
Trongnăm 2014, Du lịch Bình Định mang về nguồn lợi kinh tế 787 tỷ đồng với khoảnghơn 2 triệu lượt khách. Đây là con số khá ấn tượng nhưng vẫn còn quá khiêm tốnso với tiềm năng của vùng đất này. Nguyên nhân chủ yếu là sự đầu tư còn thiếu đồngbộ, hạ tầng giao thông kém, đi lại khó khăn… dẫn đến sự kết nối chưa tốt.
Để khắcphục điểm yếu trên, hiện Bình Định đang tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấptoàn bộ hệ thống giao thông với các tuyến đường bộ như Quốc lộ 1, 1D, 19, 19B,sân bay Phù Cát, đường sắt Bắc-Nam cũng như các cảng biển, Bình Định đang hướngtới sự đồng bộ về hạ tầng, tạo đà cho kinh tế của tỉnh được thúc đẩy phát triểnmạnh mẽ, trong đó có du lịch.
Tại hộinghị, Hiệp hội du lịch Bình Định cùng với các Hiệp hội du lịch Hà Nội và Thànhphố Hồ Chí Minh ký thỏa thuận hợp tác phát triển. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Địnhđã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án Avani Resort (Thái Lan), Khu du lịchthủy liệu pháp Kỳ Co Nhơn Hội (Công ty Cổ phần dịch vụ hậu cần cảng biển QuyNhơn); cấp chủ trương đầu tư cho các dự án Trường Giáo dục Kỹ năng sống OutwardBound Việt Nam (Singapore) và Khu du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe suối nướcnóng Hội Vân (Công ty TNHH Khoáng sản Tấn Phát).
Với nhữngtiềm năng du lịch to lớn của mình và sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh,cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành địa phương; sự quan tâm ủng hộcủa nhân dân trong tỉnh, của của các nhà đầu tư, các đơn vị lữ hành và dukhách, trong tương lai, chắc chắn Bình Định sẽ trở thành một điểm đến không thểthiếu của du khách.
NT (nguồn: thuonghieucongluan.com)