Tình hình thực hiện đầu tư phát triển du lịch Bình Định 2006 - 2014 và định hướng đến năm 2020
25/02/2015

 

Từ năm 2006 - 2014, đầu tư cho các công trình phát triển du lịch của Bình Định có tổng vốn đầu là 943.705 triệu đồng. Trong đó, đã bố trí và thanh toán tổng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cơ sở hạ tầng du lịch cho tỉnh Bình Định 90.286 triệu đồng, bình quân khoảng 9.000 triệu đồng/năm, còn lại nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh là 499.588 triệu đồng, ngân sách huyện khoảng 35.500 triệu đồng và nguồn vốn huy động xã hội hóa khoảng 4.500 triệu đồng. Tính đến hết năm 2014, khách du lịch đến Bình Định đạt 2.084.400 lượt khách, tổng doanh thu du lịch ước đạt 787,091 tỷ đồng.

 

Công tác quảnlý, triển khai chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 40/2005/NQ-HĐND của Hội đồng nhândân tỉnh

Sau khi ban hành Nghị quyếtsố 40/2005/NQ-HĐND ngày 20/7/2005 của HĐND tỉnh về điều chỉnh Quy hoạch tổngthể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 138/2005/QĐ-UB ngày26/12/2005 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển dulịch tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, trongthời gian qua Bình Định đã bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng kể, khách dulịch đến tỉnh đến hết năm 2014 đạt 2.084.400 lượt khách, tổng doanh thu du lịchước đạt 787,091 tỷ đồng.

Ngày 04/7/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyếtđịnh số 1769/QĐ-UBND hỗ trợ kinh phí để thực hiện Chương trình kích cầu du lịchBình Định năm 2013, chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền quảng bá,xúc tiến du lịch trên cơ sở các nội dung của Chương trình hành động và Quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết địnhsố 3235/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnhBình Định để thực hiện có hiệu quả chương trình hành động quốc gia về du lịch,nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh các giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển dulịch và giải quyết những khó khăn vướng mắc liên quan.

Tình hình thực hiện đầu tư phát triển du lịch giai đoạn2006 - 2014

Những kếtquả đạt được trong các năm qua

- Về đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng du lịch: Tronggiai đoạn 2006 - 2014, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư 35 công trình hạ tầng, cơ sởvật chất phục vụ phát triển du lịch, trong đó đã hoàn thành 28 công trình đưavào khai thác sử dụng, còn lại 07 công trình đang tiếp tục triển khai, dự kiếntrong năm 2015 tiếp tục nghiệm thu bàn giao 02 công trình đưa vào sử dụng làLăng mộ Mai Xuân Thưởng và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích huyệnđường Bình Khê. Tổng vốn đầu tư cho các công trình là 943.705 triệu đồng, trongđó đã bố trí và thanh toán tổng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêucơ sở hạ tầng du lịch cho tỉnh Bình Định 90.286 triệu đồng, bình quân khoảng9.000 triệu đồng/năm, còn lại nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh là 499.588triệu đồng, ngân sách huyện khoảng 35.500 triệu đồng và nguồn vốn huy động xãhội hóa khoảng 4.500 triệu đồng.

- Về thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch:Trong giai đoạn 2006 - 2014, trên địa bàn tỉnh cấp phép đầu tư cho 24 dự án đầutư phát triển du lịch với tổng vốn đăng ký 5.958.965 triệu đồng. Đã xúc tiếnđầu tư và thu hút được một số dự án đầu tư du lịch lớn có tính động lực như Khudu lịch Vinpearl Quy Nhơn, Khu du lịch khách sạn nghỉ dưỡng Vĩnh Hội... Đồngthời rà soát thu hồi chủ trương đầu tư của 06 dự án do quá thời gian quy địnhvẫn chưa triển khai, còn lại các dự án khác đang tiếp tục triển khai, nhưngnhìn chung tiến độ còn chậm.

- Hàng năm, công tác tuyên truyền quảngbá, xúc tiến đầu tư cho lĩnh vực du lịch được chú trọng cả trong nước và nướcngoài, đã xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010và giai đoạn 2011 - 2015 để đưa vào danh mục dự án đầu tư quốc gia. Đồng thời,thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch; công tácquy hoạch, giải phóng mặt bằng, các thủ tục về đất đai, đề xuất xây dựng cónhiều cải tiến theo hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.

- Môi trường đầu tư kinh doanh ngàycàng thuận lợi, minh bạch cùng với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tưcơ sở hạ tầng thời gian qua đã góp phần phát huy hiệu quả, thúc đẩy ngành dulịch phát triển, lượng khách du lịch, doanh thu du lịch không ngừng được tănglên hàng năm.

Các khókhăn trong đầu tư phát triển du lịch của tỉnh

- Công tác quy hoạch các khu, tuyến, điểm du lịch chưathực sự đi trước một bước để tạo cơ sở việc hình thành các khu du lịch, việcđầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu cũng như việc thu hút các nhà đầu tư có dự án đầutư phát triển du lịch vào tỉnh.

- Nguồn vốn cho các dự án đầu tư cơ sởhạ tầng du lịch từ ngân sách Trung ương rất hạn chế, một số dự án quan trọngcủa tỉnh như Mở rộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung, Đường từ QL 1A đến Khu ditích danh nhân văn hóa Đào Duy Từ… nguồn vốn đầu tư còn ít chưa đảm bảo đượctiến độ đầu tư.

- Các điểm đến, sản phẩm du lịch củatỉnh còn đơn điệu, thiếu các điều kiện cần thiết cũng như các dịch vụ để thuhút và hấp dẫn du khách, thời gian lưu trú cũng như thời gian viếng thăm của dukhách chưa cao.

- Còn nhiều dự án chưa triển khai hoặcchậm triển khai trong Khu Knh tế Nhơn Hội và trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được xửlý kiên quyết, đề xuất thu hồi để bàn giao cho các nhà đầu tư khác.

- Về chính sách ưu đãi đầu tư: TheoĐiểm 39 Mục VI Phần B Phụ lục A Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tưcác dự án đầu tư về du lịch thuộc danh mục ưu đãi đầu tư phải là “Khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinhthái;…”. Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịchquy định khu du lịch của địa phương: “Códiện tích tối thiểu là hai trăm héc ta”. Với những quy định đó, trong khi hầuhết các dự án du lịch đều nằm trong và gần thành phố nên việc quy định diệntích tối thiểu là 200 hecta rất khó đảm bảo. Do vậy, các dự án du lịch khôngđược hưởng ưu đãi đầu tư.

Nguyênnhân khó khăn, tồn tại

- Đối với các dự án đầu tư cơ sở hạtầng du lịch, nhìn chung trên địa bàn tỉnh chưa có các Khu du lịch trọng điểmquốc gia, chưa phải là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch, do vậy nguồn vốnngân sách Trung ương hàng năm hỗ trợ cho tỉnh Bình Định trong việc đầu tư cơ sởhạ tầng còn rất hạn chế, trong khi ngân sách tỉnh và các nguồn hợp pháp kháccòn rất hạn chế.

- Do ảnh hưởng chung của tình hình kinhtế toàn cầu cũng như kinh tế trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hìnhthực hiện các dự án đầu tư, có một số đã dự án đăng ký đầu tư từ thời giantrước nhưng đến nay vẫn chưa đầu tư hoặc triển khai rất chậm gây ảnh hưởng đếncơ hội đầu tư của các nhà đầu tư có tiềm năng khác.

- Việc xử lý đối với các dự án du lịchtriển khai chậm đôi lúc còn chưa kiên quyết, sự phối hợp giải quyết những khókhăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị có liên quan còn chưa kịp thời, côngtác đền bù, giải phóng mặt bằng tại một số dự án còn chưa đáp ứng tiến độ;nhiều trường hợp giải quyết tồn tại, tranh chấp gây vướng mắc kéo dài.

Một sốgiải pháp khắc phục trong thời gian đến

Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộngtrong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sáchcủa Trung ương và địa phương về phát triển du lịch, nhằm nâng cao hơn nữa nhậnthức của cán bộ và nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng của ngành du lịch,phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầutư phát triển du lịch; Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, ưutiên đầu tư xây dựng một số tuyến, khu du lịch trọng điểm, tạo ra các sản phẩmđặc thù và có sức cạnh tranh của tỉnh. Tranh thủ nhiều nguồn vốn khác nhau đểphát triển.

Đầu tư khai thác có hiệu quả các điểmdi tích văn hóa, lịch sử, thắng cảnh phục vụ phát triển văn hóa gắn với dulịch, chương trình khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, đầu tưsản xuất các sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng địa phương phục vụ du lịch.

Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với cácđịa phương, tổng công ty, công ty du lịch trong và ngoài nước nhằm tăng cườngthu hút đầu tư, mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả.

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyêntruyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch, giới thiệu hình ảnh Bình Định nóichung, du lịch Bình Định nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúngtrong tỉnh, trong nước. Xuất bản các ấn phẩm, đĩa CD, xây dựng trang thông tinđiện tử giới thiệu về du lịch Bình Định rộng rãi trên phạm vi cả nước và nướcngoài. Xây dựng các chương trình du lịch, tour du lịch, dự án mời gọi đầu tư dulịch Bình Định, giới thiệu, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hình thức tổ chức:hội chợ, hội thảo, mở văn phòng đại diện, chi nhánh… trong nước và nước ngoài.

Tổ chức tốt việc phổ biến, cung cấpthông tin về cơ chế chính sách của Nhà nước và của tỉnh, tạo điều kiện các nhàđầu tư, các nhà kinh doanh và khách du lịch đến Bình Định tham quan, tìm kiếmcơ hội đầu tư phát triển du lịch.

Đẩy mạnh đầu tư, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực du lịch của tỉnh nhằm đáp ứngyêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. Nhà nước, doanh nghiệpvà chủ sử dụng lao động cần tập trung ưu tiên đối với công tác đào tạo, bồidưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ,phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong tiến trình phát triểnhội nhập.

Tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ,thường xuyên giữa các sở, ngành, địa phương về công tác quản lý đầu tư và thuhút đầu tư, về bảo vệ môi trường, về bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triểndu lịch. Cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục khách đi lại, tham quan ởcác khu, điểm du lịch biển, đảo, đặc biệt là đối với khách quốc tế, tạo môitrường du lịch thuận lợi, trật tự, vệ sinh, an toàn, văn minh và lịch sự. Tăngcường hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch, tạo ra và giữ gìn môi trườngdu lịch lành mạnh, đặc biệt giữ gìn môi trường sinh thái biển; thực hiện côngtác quản lý, thanh tra, kiểm tra các khu, điểm du lịch theo quy định, đảm bảogiữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định kiến nghịChính phủ xem xét giảm quy mô diện tích khu du lịch địa phương để tạo điều kiệncho các dự án du lịch được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư; Bộ Kế hoạch và Đầutư và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm tiếp tục ưu tiên hỗ trợ vốn đầutư các dự án cơ sở hạ tầng du lịch nhất là 02 dự án đang triển khai (Đường vàoKhu du lịch Hầm Hô đoạn từ Bảo tàng Quang Trung đến Khu du lịch - giai đoạn 01;Đường từ Quốc lộ 1A đến Khu di tích danh nhân văn hóa Đào Duy Từ). Bảo tàngQuang Trung đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, do đó kiến nghị Bộ Kế hoạchvà Đầu tư trong những năm đến bố trí kinh phí nhiều hơn để đảm bảo đủ theo tỷlệ hỗ trợ từ ngân sách Trung ương như quy định.

Thường xuyên tiến hành rà soát các dựán để nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để hỗ trợ chodự án sớm được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động. Đồng thời, sẽ thu hồicác dự án chậm triển khai do nhà đầu tư không có khả năng thực hiện.

 

Tuấn Linh