Hàng loạt dự án quan trọng đang được triển khai, hứa hẹn mang đến một năm Ất Mùi đầy sôi động đối với vùng đất võ anh hùng....
Sân bay Phù Cát đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế sẽ gópphần đưa kinh tế Bình Định cất cánh
Làn sóng đầu tư
Chưa cónăm nào người dân và chính quyền tỉnh Bình Định bước vào xuân mới với khí thế hừnghực như Xuân Ất Mùi. Họ có cơ sở để đặt trọn niềm tin của mình vào một tươnglai tươi sáng cho tỉnh nhà, thông qua hàng loạt dự án mang tính động lực, giúpđịa phương bứt phá, đã chính thức đi vào guồng và tạo sức nóng trên khắp tỉnhBình Định.
Niềmvui lớn nhất đối với Bình Định là việc Thủ tướng Chính phủ đã chính thức bổsung Dự án Tổ hợp Lọc hóa dầu Nhơn Hội (Dự án Victory) vào Quy hoạch Phát triểnngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2025. Đây có thể xem là bướcngoặt quan trọng đối với tiến trình triển khai Dự án Victory, cũng như tạo bướcđệm đủ lớn để đưa Bình Định trở thành một điểm đến lý tưởng cho các dòng vốn đầutư.
Khônggiấu niềm hân hoan, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định bộc bạch, việcđưa Dự án Victory vào Quy hoạch đã ghi nhận những nỗ lực không ngừng của ngườidân và chính quyền tỉnh Bình Định. Đây có thể xem là bước ngoặt rất lớn cho Dựán, cũng như hiện thực hóa những mong ước bấy lâu của nhân dân Bình Định về mộtdự án mang tính động lực, giúp địa phương vươn lên tầm cao mới.
“Điềuquan trọng nhất là Dự án đã chính thức được thừa nhận là dự án khả thi. Trên cơsở đó, nhà đầu tư và chính quyền yên tâm triển khai các bước tiếp theo để sớm đềnghị cấp phép, khởi công Dự án, đáp ứng sự mong mỏi của người dân”, ông Dũngnói và tin rằng, bước ngoặt mang tính lịch sử này của Dự án sẽ tạo nên lực hútđủ mạnh thúc đẩy thu hút đầu tư vào những lĩnh vực liên quan đến lọc hóa dầu, đưakinh tế địa phương phát triển vững chắc trong thời gian tới.
“Quyếtđịnh trên của Chính phủ sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho sự phát triển của Khukinh tế Nhơn Hội, cũng như việc kêu gọi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Bình Định”, ông Dũng khẳng định.
Ông HồQuốc Dũng cho biết, Dự án Victory sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế ViệtNam, dự kiến góp 4-5 tỷ USD vào GDP hàng năm của nước nhà (chiếm 3-4%). Khôngnhững vậy, Dự án sẽ tạo ra khoảng 4.000 việc làm ổn định, thu nhập cao và 35.000việc làm trong quá trình xây dựng. Đồng thời, Dự án sẽ tạo ra 32.000 việc làm ổnđịnh gián tiếp trong các ngành hỗ trợ và tạo thêm 110.000 việc làm chotoàn nền kinh tế.
Hiệu ứngcủa Dự án Victory đã bắt đầu lan tỏa. Điển hình nhất là, ngay trong tuần đầutiên của năm 2015, Tập đoàn Giáo dục quốc tế KinderWorld (Singapore) đã “xông đất”Bình Định để tiến hành khảo sát địa điểm đầu tư 2 dự án xây dựng Trường Quốc tếViệt Nam - Singapore và Trường Giáo dục kỹ năng sống Outward Bound Việt Nam tạiTP. Quy Nhơn.
Chínhông Ricky Tan Teck Yong, Chủ tịch Tập đoàn giáo dục KinderWorld cũng thừa nhận,KinderWorld đã đến với Bình Định “hơi trễ”, bởi Bình Định hội đủ nhiều tiềmnăng để phát triển các lĩnh vực vốn là thế mạnh của KinderWorld. Tuy nhiên, vịChủ tịch này cũng khẳng khái cho rằng, dù trễ nhưng KinderWorld vẫn tự tin triểnkhai thành công các dự án này.
ÔngRicky Tan Teck Yong cũng cho biết, nếu chỉ xét về điều kiện thu nhập của ngườidân hiện tại, thì KinderWorld đã không mạnh tay đăng ký liền 2 dự án giáo dụcquan trọng, gồm Trường Quốc tế Việt Nam - Singapore (SVIS) rộng khoảng 5 ha tạiKhu Đô thị - Thương mại Bắc sông Hà Thanh (TP. Quy Nhơn), dành cho học sinh mọilứa tuổi - từ mẫu giáo đến lớp 12 và Dự án Trường Giáo dục kỹ năng sống OutwardBound Việt Nam rộng 41,2 ha tại Khu du lịch Tân Thanh thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội(TP. Quy Nhơn).
Tại buổilàm việc với UBND tỉnh Bình Định, ông Ricky Tan Teck Yong bày tỏ sự tin tưởng vềkhả năng phát triển vượt bậc của Bình Định trong thời gian tới, mà điểm tựa tốtnhất chính là hiệu ứng từ Dự án Lọc dầu Nhơn Hội, cũng như nhiều dự án khác nhưKhu du lịch Vinpearl Quy Nhơn, Tổ hợp công nghiệp VSIP hoặc dự án của Amata.
“Bình Địnhhiện tại không khác gì Đà Nẵng cách đây 8 năm. Khi ấy, Đà Nẵng chỉ có Khu nghỉdưỡng Furama và Sundy Beach, nhưng KinderWorld vẫn mạnh dạn đầu tư và hiện rấtthành công khi ngành du lịch Đà Nẵng phát triển vượt bậc. Trong khi đó, Bình Địnhngoài thế mạnh về du lịch còn tổng hợp các thế mạnh khác về lọc dầu, công nghiệp...”,ông Ricky Tan Teck Yong đánh giá.
Niềmtin của ông Ricky Tan Teck Yong không phải không có cơ sở khi cũng trong thờiđiểm cuối năm 2014, Tập đoàn Amata (Thái Lan) đã ngỏ lời muốn đầu tư xây dựng mộtdự án quy mô lớn ở Bình Định, đón đầu việc Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) đầutư dự án lọc hóa dầu 22 tỷ USD ở tỉnh này.
Lãnh đạoUBND tỉnh Bình Định xác nhận, Tập đoàn Amata đã có buổi làm việc với địa phươngvề khả năng mở rộng Khu kinh tế Nhơn Hội, đồng thời bày tỏ mối quan tâm tới vịtrí và ranh giới của Tổ hợp Lọc hóa dầu Victory… để nghiên cứu, xúc tiến đầu tưdự án vào Bình Định. Buổi làm việc này được cho là bước đi tiếp theo của Tậpđoàn Amata sau khi ông Vikrom Kromadit, Chủ tịch Tập đoàn bày tỏ với Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng ý định đầu tư một khu phức hợp ở Bình Định giữa tháng12/2014 và đích thân ông đến Bình Định trong tháng 1/2015 để thị sát địa điểm.
NgoàiAmata, VSIP (Singapore) cũng đã đề xuất việc đầu tư một khu công nghiệp, đô thị,dịch vụ ở Bình Định, giống như các khu VSIP mà công ty này đã đầu tư ở BìnhDương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi. Theo thông tin mới nhất, UBND tỉnh BìnhĐịnh đã thống nhất chủ trương để VSIP tiến hành khảo sát, nghiên cứu lập Dự ánđầu tư khả thi Khu phức hợp công nghiệp - thương mại - dịch vụ và đô thị tạicác huyện Vân Canh, Tuy Phước và TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
VSIP đượcxem như một trong những khu công nghiệp kiểu mẫu tại Việt Nam với sự tham giagóp vốn đầu tư và chuyển giao kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầngvà tiếp thị đầu tư của các tập đoàn có uy tín như Sembcorp Industries,Ascendas, United Overseas Land, KMP Group, Mitsubishi Corporation và Becamex(Việt Nam).
“Vớithương hiệu hiện có của VSIP, tỉnh Bình Định tin rằng, sẽ có một bước đột phá lớntrong việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp trong thời gian tới. Vấn đềcòn lại là tỉnh Bình Định sẽ tập trung mọi nguồn lực, xây dựng những cơ chế tốtnhất để dọn đường đón các dòng vốn đầu tư này”, Chủ tịch Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh.
Dọn đường đón sóng
Bất cứnhà đầu tư nào đến Bình Định cũng thừa hiểu Bình Định có lợi thế rất lớn về vịtrí giao thương, là cửa ngõ quan trọng của cả Tây Nguyên và Nam Lào rộng lớn,là tâm điểm của dải đất hình chữ S, nơi có đầy đủ hệ thống hạ tầng thiết yếunhư sân bay, cảng biển, quốc lộ, ga tàu hỏa... Tuy nhiên, theo đánh giá của cácnhà đầu tư, điều đó là chưa đủ và Bình Định cần có một hướng đi hiện hữu hơn đểtháo nút thắt mà nhà đầu tư đang cần.
ÔngRicky Tan Teck Yong, Chủ tịch Tập đoàn KinderWorld mong rằng, tỉnh Bình Định sớmđầu tư nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát trở thành sân bay quốc tế. Có như vậydu khách đến với Bình Định nhiều hơn, nhà đầu tư tiếp cận Bình Định dễ dànghơn, mở toang cánh cửa cho Bình Định phát triển, phát huy hết tiềm năng hiệncó.
Thực tế,Bình Định đã hiện thực hóa ý kiến đó thông qua việc khởi công nâng cấp Sân bayPhù Cát ngay trong giữa tháng 1/2015. Theo đó, với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷđồng, Cảng hàng không Phù Cát được đầu tư nâng cấp theo hướng sẽ trở thành cảnghàng không quốc tế, với 3 hạng mục chính: mở rộng sân đỗ, xây dựng mới nhà gahiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế và nâng cấp đường bằng.
Ông HồQuốc Dũng khẳng định, khi các hạng mục của Dự án được hoàn thiện sẽ gắn với việcphát triển các dự án lớn công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tỉnh Bình Định.“Sau khi hoàn thành, dự kiến ngay trong năm nay, Bình Định sẽ sớm làm các thủ tụcchuyển Cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế, đáp ứng cho sựphát triển kinh tế - xã hội không chỉ tỉnh Bình Định và các tỉnh duyên hải miềnTrung - Tây Nguyên mà của cả nước”, ông Dũng nói.
Việcnâng cấp Sân bay Phù Cát không chỉ đáp ứng kỳ vọng của riêng Tập đoànKinderWorld và cả Tập đoàn Dầu khí Thái Lan, VSIP hay Amata đều rất ủng hộ. Thậmchí Tập đoàn Dầu khí Thái Lan còn cho biết, họ sẵn sàng tham gia đầu tư nâng cấpsân bay này trở thành cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Trung trong tươnglai. Bởi lẽ, với một dự án lớn như Dự án Victory, khi đi vào hoạt động, nhu cầuđi lại trực tiếp quốc tế là rất lớn, chưa kể các dự án du lịch khác.
Nhiềuchuyên gia kinh tế nhìn nhận rằng, thời gian tới, Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ làcái tên rất “nóng” trên bản đồ thu hút đầu tư Việt Nam. Vấn đề đặt ra cho BìnhĐịnh là làm thế nào để kết nối Khu kinh tế Nhơn Hội với các vành đai phát triểnxung quanh bằng hệ thống hạ tầng tốt nhất, tạo điều kiện để thu hút đầu tư.
Tại cuộchọp với các bộ, ngành gần đây, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị nhiều vấn đề quanhviệc hỗ trợ phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất vẫnlà bố trí vốn xây dựng đường nối Sân bay Phù Cát với Khu kinh tế Nhơn Hội, đườngchuyên dụng phía Tây Khu kinh tế, cầu Thị Nại 2, kinh phí giải phóng mặt bằngvà tái định cư (500 tỷ đồng)...
Bên cạnhhạ tầng, cơ chế chính sách luôn là thước đo quan trọng để các nhà đầu tư cân nhắc,quyết định đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư đến với Bình Định trong giai đoạn hiệnnay đều khẳng định, họ đầu tư để phục vụ sự phát triển của dự án lọc dầu nóiriêng và Khu kinh tế Nhơn Hội nói chung. Vậy họ cần phải được hưởng những chínhsách tương đồng với các dự án đầu tư trong Khu kinh tế Nhơn Hội.
Ý kiếnnày được UBND tỉnh Bình Định kiến nghị các bộ, ngành tại cuộc họp gần đây. TheoUBND tỉnh Bình Định, các dự án khu phức hợp của 2 nhà đầu tư là VSIP và Amata đểphát triển công nghiệp phụ trợ và nhà ở cho công nhân phục vụ Dự án Victory cầnđược cho phép kết nối với Khu kinh tế Nhơn Hội để được hưởng các chính sách ưuđãi như các dự án trong khu kinh tế.
Có thểnói, tâm điểm của Bình Định hiện tại là Dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội, nhưng điềuquan trọng nhất hiện nay là chính quyền và người dân Bình Định đã sẵn sàng tạonên con đường đẹp để đón các dòng vốn đầu tư và tự tin bước vào một năm mới đầyhứa hẹn, mạnh mẽ và nhiệt huyết như chính dòng máu “đất võ” đang chảy xuyên suốttrong người Bình Định.
NT (nguồn: baodautu.vn)