Phê duyệt chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất của sản phẩm có lợi thế cạnh tranh
30/01/2015

 

Ngày 13/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 32/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan

 

Hình ảnh minh họa: Sản xuất tại phân xưởng may

Quyết địnhnày góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực,vùng kinh tế và của các địa phương, hướng đến xây dựng cơ cấu kinhtế với các ngành kinh tế chủ lực làm trọng tâm và phát triển đadạng các loại hình và ngành nghề kinh doanh có khả năng thích ứngvới sự thay đổi nhanh chóng của tình hình phát triển kinh tế, xãhội trong nước và ngoài nước theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh,ổn định và bền vững. Phát triển đồng bộ các cụm sản xuất liênngành nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quảvà liên kiết giữa các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế gắn với việchình thành chuỗi giá trị sản xuất và nâng cao giá trị trong nước,phát huy lợi thế của từng vùng, chuyển đổi và hình thảnh cơ cấuvùng kinh tế hợp lý, đa dạng về ngành, nghề và trình độ pháttriển.

Theo đó, mụctiêu chung để đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giátrị sản xuất của các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc nămngành: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thựcthực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và các dịch vụ liên quan như

-          - Ngành công nghệ thông tin:Xây dựng định hướng phát triển dài hạn và định hướng thu hút đầu tưcủa doanh nghiệp vào các công nghệ nguồn, sản xuất một số linh phụkiện chủ chốt. Khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài để hìnhthành các cụm ngành điện tử tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư.Đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển cho lĩnh vực điệntử, công nghệ thông tin, đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu cho phòngthí nghiệm trọng điểm về điện tử; công nghệ thông tin đáp ứng nhucầu nghiên cứu, thử nghiệm phục vụ sản xuất; khuyến khích doanhnghiệp liên kết với các nhà khoa học, nghiên cứu, ứng dụng nghiên cứusản xuất các sản phẩm điện tử thông qua hỗ trợ từ các chương trìnhkhoa học và công nghệ quốc gia. Tập trung phát triển đội ngũ nhân lựccông nghệ thông tin có trình độ cao trong lĩnh vực công nghiệp, côngnghệ thông tin, chú trọng tăng cường liên kết đào tạo, cung cấp nguồnnhân lực có chất lượng cao, có thể làm công nghệ giữa các cơ sở đàotạo và doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển các sản phẩm phần cứngđiện tử, phần mền và dịch vụ công nghệ thông tin có giá trị gia tăngcao.

-         -  Đối với ngành dệt may:Phát triển, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị vào khâu sảnxuất nguyên phụ liệu ngành dệt may, đặc biệt khâu dệt, nhuộm và hoànthiện để các doanh nghiệp chuyển sản xuất từ phương thức gia công từkhâu đầu đến khâu cuối (CMT) sang các hình thức khác như gia công từngphần (OEM), mua nguyên liệu sản xuất bán thành phần (FOB) hoặc thiếtkế sản xuất cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), tiến tớisản xuất sản phẩm với thương hiệu riêng (OBM); Khuyến khích hìnhthành phát triển cụm ngành dệt may tại các khu vực địa phương. Xâydựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại TP Hồ Chí Minh, TĐ HàNội và các thành phố lớn để cung ứng sản phẩm may mặc.

-         -  Đối với ngành chế biếnlương thực thực phẩm: Rà soát, hoàn thiện vùng nguyên liệu, quy hoạchmạng lưới chế biến từng ngành theo hướng tập trung phát triển nhữngngành hàng có năng lực cạnh tranh và giá trị tăng cao. Xây dựng vàhoàn thiện cơ chế, chính sách để gắn kết các nhà máy, cơ sở chếbiến và vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêuthụ sản phẩm, hỗ trợ nông dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹthuật. Đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụngcông nghệ vào tổ nghiên cứu nông nghiệp, đặc biệt là các viện nghiêncứu liên quan đến các sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao như lúagạo, cà phê, thủy sản.

-         -  Đối với ngành nông nghiệp: Tậptrung triển khai các dự án sản xuất máy móc nông nghiệp, thúc đẩygiữa viện nghiên cứu và ứng dụng, hình thành các trung tâm nôngnghiệp như chợ công nghệ thực hành, năng lực ứng dụng, trình diễn kỹthuật, quãng cáo sản phẩm, sớm phổ biến đại trà thiết bị công nghệtiên tiến. Khuyến khích, ban hành các chính sách nhằm khuyến khíchhỗ trợ doanh nghiệp trong nước đầu tư và thu hút các hãng sản xuấtmáy nông nghiệp nước ngoài hợp tác cùng đầu tư sản xuất máy, thiếtbị nông nghiệp và linh kiện nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trongngành.

-          - Đối với ngành du lịch vàdịch vụ liên quan: Nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệthống cảng thương mại, đường bay quốc tế kết nối với thị trườngtiềm năng và các dịch vụ. Cải thiện các chính sách về thị thựcđối với khách du lịch như đơn giản hóa các thủ tục hải quan, xuấtnhập cảnh. Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo ngắnhạn cho các đối tượng tham gia chuỗi giá trị du lịch. Đẩy mạnh cácbiện pháp quản lý liên ngành đối với các cơ sở ăn uống, mua sắm dulịch, hỗ trợ các địa phương phát triển thương hiệu các sản phẩm địaphương, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hóa lưu niệm phục vụ du lịch.

Ngoài ra,phát triển các cụm ngành sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranhvà cụm ngành du lịch, dịch vụ liên quan như rà soát các chiến lược,quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực địa phương, đồng thời công bốđịnh hướng thu hút đầu tư nước ngoài theo lĩnh vực ở địa phương, tăngcường hoạt động xúc tiến đầu tư có chiến lược đồng thời có chínhsách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp nhằm thu hút các doanh nghiệp. Huyđộng sự tham gia của mọi thành phần xã hội trong việc đầu tư hìnhthành cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển các cụm ngành đặc trưng tạicác địa phương, khuyến khích, hỗ trợ phát triển các cơ sở nghiêncứu, ứng dụng khoa học công nghệ, các cơ sở đào tạo nguồn năng lực,đặc biệt là công nhân kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp tại các cụmngành. Rà soát, điều chỉnh và xây dựng kế hoạch phát triển nguồnnhân lực cho các ngành theo hướng hình thành cụm để phục vụ chiếnlược nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Nâng cấp hình nhưcác cụm ngành đặc trưng ở một số địa phương như cụm ngành điện tửgia dụng ở Bình Dương, cụm ngành dệt sợi và may mặc ở khu vực cáctỉnh Thái Bình, Nam Định.

Quyết địnhnày còn đưa ra một nhóm giải pháp chính sách như đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực, thu hút đầu tư.

Thiện Anh