Phê duyệt phương án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014 - 2020
19/01/2015

 

Ngày01/12/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết địnhsố 5115/QĐ-BNN-TCLN phê duyệt phương án Quản lý sản xuất dăm gỗ giaiđoạn 2014-2020 nhằm quản lý chặt chẽ việc sản xuất, chế biến dăm gỗxuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm chế biến gỗ rừng trồng khaithác trong nước, nâng cao thu nhập cho người dân trồng rừng, góp phầnxóa đói giảm nghèo.

 

Hình ảnh minh họa: Nhà máy sản xuất dăm gỗ Bình Định

Theo đó, khôngphát triển cơ sở sản xuất dăm gỗ đối với các vùng: Tây Bắc bộ,Đồng bằng Sông Hồng, Tây Nguyên, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vùngĐông Nam bộ; từng bước hạn chế các cơ sở sản xuất dăm gỗ ở ba vùng:Đông Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ.

Đến năm 2015sản xuất dăm gỗ tối đa của Vùng Đông Bắc bộ khoảng 2,6 triệu tấn/năm,Vùng Bắc Trung  bộ 1,1 triệu tấn/năm,Vùng Nam Trung bộ 1,8 triệu tấn/ năm. Đến năm 2020 sản xuất dăm gỗ tốiđa giảm xuống của Vùng Đông Bắc bộ còn 1,5 triệu tấn/năm, Vùng BắcTrung bộ còn 1 triệu tấn/năm, Nam Trung bộ còn 1 triệu tấn/năm.

Căn cứ tìnhhình thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra giảipháp thực hiện như sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả các cơ sở sảnxuất dăm gỗ ở các vùng: Tây Bắc bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Tây Nguyên,Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, tạm dừng phê duyệt dự án xâydựng mới cơ sở sản xuất dăm gỗ. Khuyến khích các cơ sở sản xuất dămgỗ hiện có đầu tư chế biến sau dăm, nếu không thực hiện thì sẽngừng sản xuất. Đối với các vùng: Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ và NamTrung bộ hạn chế phê duyệt đầu tư mới cơ sở sản xuất dăm gỗ, chỉ xemxét trong trường hợp những dự án có đầu tư chế biến sau dăm gỗ ởgiai đoạn năm 2016 - 2020, nhưng phải thỏa thuận với Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn.

Quyết định nàycũng khuyến khích đầu tư xây dựng mới các cơ sở chế biến sản phẩmgỗ ở các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Về thịtrường, duy trì ổn định các thị trường hiện có (Mỹ, Trung Quốc,Nhật Bản, EU…) và phát triển các thị trường mới như Nga, Trung đông. Tăngcường công tác kiểm tra, giám sát tạo ra sự cạnh tranh công bằng chocác sản phẩm gỗ đã công bố về chất lượng, ghi nhãn và ổn định thịtrường nội địa.

Về chínhsách, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chính phủ, Thủtướng Chính phủ ban hành một số chính sách: Chính sách thuế tăng thuếxuất khẩu dăm gỗ từ 0% lên từ 5 - 10%, thuế giá trị gia tăng 10%, thuếthu nhập doanh nghiệp là 25% đối với doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ.Chính sách tín dụng cho chủ rừng kinh doanh gỗ lớn tối thiểu 10 nămvới cơ chế: được thế chấp rừng vay vốn, lãi xuất ưu đãi không quá 5%năm, trả tiền gốc và lãi 1 lần sau khi khai thác. Chính sách hỗ trợdoanh nghiệp: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp, nông thônphát triển các cơ sở chế biến sử dụng gỗ rừng trồng trong nước đểsản xuất các sản phẩm mộc có giá trị cao tiêu thụ trong nước vàxuất khẩu trong 5 năm đầu bắt đầu sản xuất, với cơ chế: hoàn lại toànbộ thuế giá trị gia tăng, miễn tiền thuê đất xây dựng nhà máy, hỗtrợ 50% cước phí vận chuyển nguyên liệu, hỗ trợ đầu tư chuyển giaotiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới cho sản xuất nguyên liệu phùtrợ, phục vụ trong chế biến xuất khẩu gỗ.

Vốn đầu tưthực hiện dự kiến phương án tại Quyết định quản lý sản xuất dăm gỗnày là 7.500 triệu đồng


Thiện Anh