Tính đến ngày 15/12/2014, vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung (gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Bình Định) có 581 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 17,15 tỷ USD.
Quy mô dự án
Quy môvốn trung bình một dự án FDI của vùng KTTĐ Miền Trung đạt 29,5 triệu USD,cao gấp đôi so với quy mô vốn trung bình một dự án FDI của toàn quốc tính đếnthời điểm hiện nay là 14,3 triệu USD.
Phân theo ngành
Vốn FDItrên địa bàn vùng KTTĐ Miền Trung tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực Công nghiệpchế biến, chế tạo với 258 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,74 tỷ USD (chiếm39,3% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung). Dự án lớn nhất trong lĩnhvực này là dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà đầu tư Liên bangNga tại Bình Định. Dự án cấp phép ngày 12/4/2013, tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới1 tỷ USD, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe bus và dịchvụ hỗ trợ khác.
Lĩnh vựckinh doanh bất động sản đứng thứ hai có 43 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 6,33tỷ USD (chiếm 37% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung) . Đây là lĩnhvực có quy mô vốn/dự án lớn nhất của vùng. Quy mô trung bình một dự án FDItrong lĩnh vực bất động sản là 147,4 triệu USD, cao hơn nhiều so với quy môtrung bình/dự án của toàn vùng là 29,5 triệu USD. Dự án lớn nhất trong lĩnh vựcnày là Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An), cấpphép ngày 10/12/2010, của CTLD đầu tư Genting VinaCapital (Genting VinaCapitalInvestment Pte.Ltd), Singapore. Đây cũng là dự án lớn nhất của vùng cũng như củatỉnh Quảng Nam tính đến thời điểm hiện nay với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỷUSD.
Đứng thứba là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, có 44 dự án với 1,83 tỷ USD (chiếm10,7% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung). Dự án FDI lớn nhất tronglĩnh vực này là dự án Công ty TNHH đầu tư và phát triển Lập An, cấp phép ngày11/1/2008. Dự án do Công ty Lap An Development Pte, Singapore đầu tư 298,4 triệuUSD tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án xây dựng phát triển khu du lịch 5 sao; báncho thuê biệt thự, nhà ở...
Tiếptheo là các lĩnh vực khác.
Phân theo đối tác
Trên địabàn vùng KTTĐ Miền Trung hiện có 50/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầutư, trong đó dẫn đầu là các nhà đầu tư đến từ Singapore với 27 dự án, tổng vốnđầu tư là 5,6 tỷ USD (chiếm 32,7% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ MiềnTrung). Đứng thứ hai là đối tác Cayman Islands với 3 dự án, tổng vốn đầu tư là3,18 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung).British Virgin Islands đứng thứ 3, có 34 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,62 tỷUSD (chiếm 9,5% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung). Hàn Quốc là đốitác hiện đang có nhiều dự án nhất với 46 dự án (chiếm 13,11% số dự án), tổng vốnđăng ký là 1,9 tỷ USD (chiếm 9,4% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ MiềnTrung), đứng thứ 4 về vốn đầu tư trên địa bàn Vùng. Tiếp theo là các đối táckhác như Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc….
Phân theo địa phương
Trongvùng KTTĐ Miền Trung, Quảng Nam là tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nướcngoài với 94 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,09 tỷ USD, (chiếm29,7% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung). Tiếp theo là Quảng Ngãi với34 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,03 tỷ USD (chiếm 23,5% tổng vốn FDI đăngký vào vùng KTTĐ Miền Trung). Với 307 dự án còn hiệu lực, Đà Nẵng đứng đầu về sốdự án thu hút được, đứng thứ 3 về tổng vốn đầu tư (gần 4 tỷ USD, chiếm 23,3% vốnđăng ký). Thừa Thiên - Huế đứng thứ 4 với 82 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 2,29 tỷUSD (chiếm 13,4% tổng vốn FDI đăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung). Cuối cùng làBình Định với 64 dự án, tổng vốn đăng ký 1,73 tỷ USD (chiếm 10,1% tổng vốn FDIđăng ký vào vùng KTTĐ Miền Trung).
Phân theo hình thức đầu tư
Các dựán trên địa bàn vùng KTTĐ Miền Trung chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoàivới 445/581 dự án đầu tư vào vùng KTTĐ Miền Trung theo hình thức 100% vốn nướcngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 15,58 tỷ USD (chiếm 91% tổng vốn FDI đăngký vào vùng KTTĐ Miền Trung), 128 dự án theo hình thức liên doanh với tổng vốnđăng ký hơn 1,47 tỷ USD, 3 dự án theo hình thức công ty cổ phần, 5 dự án theohình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhận xét, đánh giá.
Mặt tích cực :
VùngKTTĐ Miền Trung là đầu tàu của Miền Trung trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài. Đầu tư nước ngoài trên địa bàn Vùng đã đóng góp tích cực vào phát triểnkinh tế- xã hội của Vùng, miền và của cả nước. Cụ thể:
Góp phầnthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng phù hợp với yêu cầu đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu sử dụng vốn FDI trong thời gian quađã có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng và nhu cầu phát triển của cả vùng làtheo hướng gia tăng tỷ trọng trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp.
Góp phầntích cực nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều ngành, nghề, sản phẩm mới;tăng sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm và doanh nghiệp. Đầu tư nước ngoài đãgóp phần làm tăng đáng kể năng lực của các ngành công nghiệp của Việt Nam nóichung và của vùng KTTĐ Miền Trung nói riêng.
Góp phầnnâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ, tay nghề người lao động, tạothêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Góp phầnphát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện hơn nữacho vùng KTTĐ hoà nhập cùng quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của cảnước.
Mặt hạn chế :
Vốn đầutư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Vùng KTTĐ Miền trung ngày càng tăng nhưngviệc triển khai dự án còn chậm. Số dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao,công nghệ nguồn vào Vùng còn ít. Tình trạng một số nhà đầu tư đăng ký để chiếmgiữ vị trí, mặt bằng mà chậm triển khai hoạt động vẫn còn.
Chi phívận tải hàng hoá đi từ các cảng biển trong Vùng như ở Đà Nẵng vẫn còn cao hơnso với xuất hàng đi từ các cảng ở TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Vì vậy, cácdoanh nghiệp phải tốn phí trung chuyển làm tăng giá thành sản phẩm, giảm cạnhtranh.
Nguồncung cấp nguyên phụ liệu, phụ tùng từ các doanh nghiệp trong khu vực Miền Trungcho doanh nghiệp FDI còn rất hạn chế. Quy mô thị trường khu vực miền Trung nhỏ,sức mua còn thấp. Lao động tuy dồi dào, trẻ nhưng kỹ năng lao động không cao,ngoại ngữ yếu, chưa được đào tạo.
Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Vùng
Để tăngcường thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI tại địa bàn Vùng KTTĐ MiềnTrung, trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Về phía Trung ương:
Tiếp tụchoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Hỗ trợ,dành kinh phí ưu tiên phát triển mạnh kết cấu hạ tầng cho các địa phương trongVùng KTTĐ Miền Trung. Huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế thamgia đầu tư phát triển. Đặc biệt vào các dự án có tác động đến toàn Vùng, như dựán về giao thông đường bộ, đường thủy, cầu trên quốc lộ, xây dựng cảng sông, cảngbiển, sân bay, bưu chính viễn thông, cấp điện và cấp nước...tạo điều kiện đónnhận và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn Vùng.
Cần tạocơ chế phát triển vùng và tạo liên kết giữa các địa phương trong vùng để tạo độnglực phát triển cho toàn vùng.
Về phía Địa phương:
Đẩy mạnhcông tác hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch trong và ngoài nướcnhằm tuyên truyền quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư của địa phương trên cơ sởgắn chặt với chính sách và quy hoạch phát triển vùng.
Thực hiệnminh bạch hóa chính sách, thủ tục đầu tư và ban hành Danh mục các dự án kêu gọiđầu tư ... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, qua đó tăng thêmsức hấp dẫn của môi trường đầu tư của vùng.
Hướng dẫn,tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai dự án đúng tiến độ,đúng quy hoạch, đúng theo quy định của pháp luật. Thúc đẩy nhanh việc giải ngânvốn đăng ký của các dự án đã được cấp phép đầu tư đặc biệt chú trọng đến côngtác thúc đẩy triển khai các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn được cấp giấy chứngnhận đầu tư trong những năm gần đây bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tụchành chính, về giải phóng mặt bằng, giúp cho các dự án này triển khai nhanhchóng.
Đẩy mạnhphát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và có tác động thúc đẩycác ngành sản xuất, dịch vụ khác và có sức lan toả đến cả vùng: dịch vụ vận tải(đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, cảng), dịch vụ viễn thông,dịch vụ khoa học - công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểmtoán, dịch vụ đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao.
Cóchính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuấtkhẩu, công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu mới, phát triển cơsở hạ tầng kinh tế xã hội và các ngành, vùng có thế mạnh về lao động và nguyênliệu. Chú trọng thu hút vốn của các tập đoàn lớn có đủ tiềm lực và uy tín quốctế để chuyển giao công nghệ cao, kinh nghiệm quản lý, nâng cao khả năng cạnhtranh và phát triển thị trường mới..đặc biệt là sự hỗ trợ làm đầu mối để tiếp tụcthu hút đầu tư khác.
Huy độngcác nguồn lực để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Xây dựng đồngbộ hệ thống giao thông, nâng cấp mạng lưới điện, thông tin liên lạc, hạ tầng đôthị, hạ tầng các khu công nghiệp gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường.
Tăng cườnghợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với phát triểncác cơ sở đào tạo và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của vùng đủ mạnh đểđáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đầu tưxây dựng các khu cụm công nghiệp, các nhà máy, phải gắn liền với xây dựng cáccông trình xử lý chất thải, trồng cây xanh, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹpcủa các khu cụm công nghiệp.
NT (nguồn: Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài - ảnh nguồn IPC Bình Định)