Bên lềHội nghị Thượng định GMS 5, tại Thủ đô Bangkok, Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng đã dự lễ khai trương Hãng hàng không Liên doanh Thai Vietjet; tiếp các tậpđoàn kinh tế lớn của Thái Lan.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng khai trương hãng hàng khôngThai VietJet - Ảnh: VGP
* TạiBangkok, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Lễ ra mắt, trao chứng chỉ nhàkhai thác hàng không của Thái Lan cho liên doanh Thai Vietjet và cắt băng khaitrương hãng hàng không Thai VietJet. Sự kiện đánh dấu sự kết nối giữa hai nềnkinh tế và mối quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽgiữa Việt Nam và Thái Lan.
ThaiVietjet là hãng hàng không liên doanh giữa Kan Air (Thái Lan), sở hữu 51% vốnliên doanh và VietJet Air (Việt Nam) nắm 49% vốn. Thai Vietjet sẽ khai thác cácđường bay nội địa Thái Lan, cũng như các đường bay quốc tế từ Thái Lan tới cácđiểm đến trong khu vực như Myanmar, Lào và Campuchia, mở rộng thêm mạng bay từViệt Nam đang được khai thác bởi Hãng hàng không Vietjet.
* Cũngtại Thái Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí TháiLan (PTT) Piyasvasti Amrannand; Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn AmataVikrom Kromadit và lãnh đạo Tập đoàn Central Group.
Tại cáccuộc tiếp, Chủ tịch Tập đoàn PTT đã báo cáo với Thủ tướng về các bước tiến hànhDự án đầu tư Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội có công suất 20 triệu tấn dầu thô/nămcó số vốn đầu tư khoảng 22 tỷ USD tại tỉnh Bình Định. Ngoài dự án này, Tập đoànPTT cũng bày tỏ ý định tham gia mua cổ phần các lô thăm dò khai thác dầu khí tạithềm lục địa Việt Nam và mong muốn tham gia đầu tư nâng cấp Sân bay Phù Cát,Bình Định thành cảng hàng không quốc tế nhằm tạo thêm lợi thế cho Dự án tổ hợplọc hóa dầu và các dự án khác đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội.
Đối vớitập đoàn Amata, một tập đoàn có 20 năm đầu tư thành công các khu công nghiệp tạiViệt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Amata Vikrom Kromadit bày tỏ ý địnhđầu tư 5 tỷ USD vào Dự án “Thành phố Tương lai” tại tỉnh Quảng Ninh. Dự án nàycó diện tích sử dụng đất 6.400 ha, 300.000 lao động và nhà đầu tư sẽ xây dựng mộttổ hợp bao gồm khu công nghiệp, logistics, nghiên cứu khoa học, giáo dục và triểnlãm quốc tế. Amata cũng bày tỏ ý định đầu tư xây dựng một khu công nghiệp lớn tạitỉnh Bình Định.
Đối vớiCentral Group, tập đoàn này cũng mong muốn hợp tác với Việt Nam trong sản xuất,chế biến và phân phối toàn cầu các sản phẩm được chế biến từ nguồn nguyên liệunông sản, thủy sản như gạo gia súc, gia cầm, tôm và cá da trơn của Việt Nam.
Phát biểutại các cuộc tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các ý định đầu tư cácdự án lớn của các doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam. Thủ tướng khẳng địnhChính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án này triểnkhai thành công. Riêng Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội, Chính phủ đã có văn bản chấpthuận và cho phép triển khai các bước của Dự án đồng thời cũng chấp thuận đưa Dựán vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam. Đối với dự án của Tập đoànAmata tại Quảng Ninh, Thủ tướng cho biết đây là dự án thuộc lĩnh vực được ViệtNam khuyến khích và đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Amata làm việc với các bộ, ngànhcủa Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh để triển khai Dự án. Với đề xuất của CentralGroup, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ giao các bộ, ngành, cơ quan chứcnăng của Việt Nam sớm nghiên cứu để triển khai hợp tác.
* TạiThủ đô Bangkok, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự lễ khánh thành Phòng tưởngniệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan.
Phát biểuvới cán bộ Đại sứ quán và đại diện bà con Việt kiều tại Thái Lan, Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực, kết quả công tác của Đại sứ quán trong việctriển khai các nội dung hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước, từ chính trị,ngoại giao; kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch; văn hóa, môi trường, hợp táclao động; quốc phòng an ninh. Thủ tướng cũng đánh giá cao cộng đồng Việt kiềuhơn 100.000 người tại Thái Lan đã đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, nỗ lực vươn lên,hòa nhập tốt với xã hội sở tại, tuân thủ pháp luật, đóng góp cho sự phát triểncủa đất nước Thái Lan và cho tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đồng thờiluôn hướng về quê hương, đất nước.
Thủ tướngcho biết Chính phủ hai nước đã ký Chương trình Hành động để triển khai quan hệđối tác chiến lược. Hai bên đã đặt ra mục tiêu tăng kim ngạch thương mại từ 11tỷ USD hiện nay lên 15 tỷ USD vào năm 2020. Thủ tướng cũng cho biết, với các dựán lớn đang triển khai, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam sẽ tăng mạnh từ mức gần7 tỷ USD vốn đăng ký hiện nay lên mức 35 tỷ USD trong vài năm tới đây. Ngoàira, hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác về du lịch và hợp tác về lao động vớiviệc 2 Thủ tướng đã nhất trí sớm ký kết Hiệp định về hợp tác lao động nhằm đảmbảo quyền lợi hợp pháp cho hơn 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại TháiLan. Thái Lan cũng ủng hộ Việt Nam khi cam kết cùng với Lào và Campuchia tiếnhành nghiên cứu khoa học về nguồn nước Mekong trong khuôn khổ hoạt động của Ủyhội Mekong nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong.
Với đàtiến triển mạnh mẽ của hợp tác song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Đạisứ quán và bà con Việt kiều tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy hợp tác hiệu quả, tăngcường sự tin cậy, ủng hộ lẫn nhau giữa Việt Nam và Thái Lan, đưa quan hệ songphương phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Trướcđó, trong cuộc tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thái Lan-Việt Nam Prachuop Chayasan,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao các hoạt động của Hội đãđóng góp thiết thực cho quan hệ hai nước. Cho rằng Hội là cầu nối, nhân tố thúcđẩy quan hệ song phương, nhất là tăng cường hoạt động giao lưu nhân dân, tăngcường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa người dân 2 nước, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng đề nghị Hội ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng doanhnghiệp, nhân dân 2 nước nhằm góp phần đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽtrong thời gian tới./.
NT (nguồn: Báo điện tử Chính Phủ)