Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào
27/11/2014

 

Trong hơn 50 năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng với nhiều phương thức và loại hình đào tạo đa dạng, phong phú, góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào.

 

Ảnh: Hộiđàm hợp tác giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Salavan, Lào trong tháng 10/2014

Để thực hiện hiệu quả Đề án“Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tácViệt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn2011 - 2020” và khắc phục một số hạn chế phát sinh trong thời gian qua; Vừaqua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/11/2014 về việc nângcao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho CHDCND Lào.

Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải quán triệt sâu sắc công tác đàotạo, phát triển nguồn nhân lực cho CHDCNDLào là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị,truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp táctoàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong giai đoạn mới,trong đó cần đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo Chỉ thị, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trì, phối hợp với cácBộ, cơ quan liên quan; Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất quản lý toàn diện lưu họcsinh Lào thuộc tất cả các đối tượng và loại hình đào tạo. Quán triệt các cơ sởđào tạo khi tiếp nhận lưu học sinh Lào phải tuân thủ quy định của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam vàcác quy định khác. Đồng thời, phối hợpvới Bộ Giáo dục và Thể thao Lào nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo tiếngViệt cho lưu học sinh trước khi sang học tập tại Việt Nam. Xây dựnglộ trình và thống nhất với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào về triển khai tổ chứcgiảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ tại các trường phổ thông do Việt Nam xâydựng từ năm học 2014 - 2015, hướng tới giảng dạy tiếng Việt tại các trường phổthông khác trong hệ thống giáo dục của Lào. Soạn thảo, ban hành bộ giáo trìnhgiảng dạy tiếng Việt thống nhất cho lưu học sinh nước ngoài và khung năng lựctiếng Việt áp dụng tại các cơ sở đào tạo; bổ sung, hoàn thiện bộ Từ điển Việt -Lào, Lào - Việt tạo điều kiện thuận tiện trong học tập, nghiên cứu của lưu họcsinh. Hướng dẫn các cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm Nghị định thư về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Chính phủ nướcCHXHCN Việt Namvà Chính phủ nước CHDCND Lào.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì, phốihợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn vàphân bổ nguồn lực để tăng cường hợp tác với CHDCND Lào trên lĩnh vực giáo dụcvà đào tạo.

Bộ Tài chính đề xuất việc điều chỉnh định mức chi phù hợp cho lưuhọc sinh Lào thuộc diện hiệp định học tập tại Việt Nam, trên cơ sở cân đối nguồn vốnviện trợ dành cho đào tạo lưu học sinh Lào hàng năm và tốc độ trượt giá của chỉsố giá tiêu dùng.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Namtại Lào phối hợp với Bộ Giáo dục và Đàotạo trong việc tuyển chọn con em Việt Kiều sang học tập tại Việt Nam.

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành tiêu chí tuyển sinh trong cáctrường quân đội và công an; Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, bảo đảm chất lượngdạy và học tại các cơ sở đào tạo.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngxây dựng kế hoạch hợp tác dài hạn và ngắn hạn với các địa phương kết nghĩa củaLào trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội của CHDCND Lào và thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo biết; Chú ý bảo đảmcác điều kiện học tập, sinh hoạt cho lưu học sinh Lào tại các cơ sở đào tạo củađịa phương. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo lưu học sinh Làothuộc tất cả các đối tượng và loại hình đào tạo tại các cơ sở đào tạo trựcthuộc, bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Khi có chủ trương đào tạo các đối tượng lưu học sinh không thuộc diện Hiệp địnhChính phủ, phải lập báo cáo chi tiết (số lượng, lĩnh vực đào tạo, loại hình đàotạo, thời gian đào tạo) gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp. Phối hợp vớiBộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạotại các cơ sở đào tạo trực thuộc theo quy định hiện hành.

Nhằm thực hiện Chỉ thị này, ngày 25/11/2014, UBND tỉnh Bình Địnhcũng đã có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở,ngành, đơn vị liên quan căn cứ nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thốngnhất tham mưu, đề xuất nội dung triển khai, thực hiện.

 

Tuấn Linh