Nhiều đềxuất đã được đưa ra tại Tọa đàm “Hợp tác kinh tế các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trungbộ của Việt Nam với các tỉnh Trung, Nam Lào lần thứ II”, vừa diễn ra tại Bình Định,nhằm đưa quan hệ Việt - Lào lên tầm cao mới, rộng mở và thiết thực hơn, đặc biệtlà trong tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác đầu tư,sản xuất - kinh doanh.
Bình Định được đánh giá là mô hình kiểu mẫu trong hợp tác giữacác địa phương Việt - Lào
Cầnchính sách đột phá
Hợp tácđầu tư và thương mại Việt - Lào đã được ghi nhận, song từ cách nhìn ở vai tròChủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), ông Trần Bắc Hà, Chủtịch Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, phải có bước độtphá về cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả quan hệ giao thương, đầu tư Việt- Lào.
Con số5 tỷ USD của 413 dự án đầu tư từ Việt Nam sang Lào, trong đó có 90% dự án nằm ởTrung và Nam Lào, theo ông Hà, đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ hai(sau Trung Quốc) đầu tư lớn vào Lào và điều đó đã khẳng định quan hệ mật thiếtgiữa Trung, Nam Lào với Việt Nam.
Tuynhiên, nhìn vào kim ngạch thương mại song phương thời điểm hiện tại chỉ xấp xỉ995 triệu USD, chưa bằng 1/2 chỉ tiêu mà Việt Nam - Lào đặt ra trong chiến lượcquan hệ thương mại giữa hai nước là đạt 2 tỷ USD năm 2014, có thể thấy, còn nhiềunút thắt cần phải tháo gỡ.
Và mộttrong những giải pháp hàng đầu, đó là Chính phủ hai nước Việt - Lào cầnthống nhất phối hợp với Chính phủ Campuchia để xây dựng thể chế hợp tác kinh tếđặc biệt giữa 3 nước đến năm 2020 và năm 2030, tạo khung hợp tác toàn diện ởĐông Dương.
“Cần sớmthống nhất ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt - Lào ngay trong năm2014, nhằm tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, xác định quy chế quản lý chợbiên giới chung Việt - Lào, phối hợp triển khai thỏa thuận về tạo điều kiện chongười và hàng hóa qua cửa khẩu”, ông Hà nhấn mạnh.
Và thêmmột lần nữa, vai trò của AVIL đã được khẳng định, khi không chỉ giúp kết nối đầutư giữa doanh nghiệp (DN) hai nước, mà Hiệp hội còn trực tiếp tham gia tổ chứcTọa đàm, trở thành cầu nối hữu ích đưa các đề xuất, kiến nghị lên Chính phủ hainước nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của cộng đồng DN Việt- Lào.
Mộttrong những kiến nghị đó, theo Chủ tịch AVIL Trần Bắc Hà, đó là trình độ lao độngtại Lào hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, trong khi quy định củaLào là chỉ sử dụng tối đa 10% lao động nước ngoài, nên ảnh hưởng đáng kể đến hiệuquả đầu tư và việc triển khai các dự án. “Chính phủ Lào cần nghiên cứu tăng tỷlệ sử dụng người lao động nước ngoài tại Lào, ít nhất trong thời điểm hiệnnay”, ông Hà đề xuất.
Một vấnđề khác mà các DN thuộc AVIL cũng rất quan tâm đó chính là Chính phủ hai nước cầnthống nhất thủ tục cấp phép, thống kê, quản lý các dự án đầu tư từ Việtsang Lào. Thủ tục hải quan phải thông thoáng, nhanh gọn. Đồng thời đẩy mạnh đầutư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại qua biên giới như xây kho ngoạiquan, chợ trung chuyển, khu cửa khẩu...
Hiệnnay, theo AVIL, có sự “vênh” nhau về số liệu đầu tư của Việt Nam vào Lào giữacơ quan quản lý hai nước, khiến việc giám sát các hoạt động đầu tư khó khăn, dễdẫn đến khả năng có một số DN không đầu tư nghiêm túc, lợi dụng xin dự án sauđó chuyển nhượng dự án kiếm lời…
Liênquan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng chorằng, theo thống kê của Bộ, hiện Việt Nam mới cấp phép cho 250 dự án, tổng vốnđầu tư đăng ký gần 5 tỷ USD. “Con số 413 dự án mà AVIL nêu có thể bao gồm các dựán được Lào cấp phép, hoặc các dự án đang nghiên cứu. Nếu vậy, số vốn đầu tư ViệtNam sang Lào có thể cao hơn rất nhiều so với con số 5 tỷ USD”, Thứ trưởng NguyễnChí Dũng phân tích.
Thừa nhậnnhững khó khăn liên quan đến cơ chế, chính sách mà các nhà đầu tư đang gặp phải,ông Dũng cho rằng, cần đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định mới liên quan đến hợptác song phương, sử dụng lao động, kết hợp cải thiện các chính sách liên quan đếncấp phép đầu tư, thủ tục hải quan...
“Việt -Lào cần cụ thể hóa các chương trình hợp tác, xây dựng lộ trình hợp tác nhằmphát huy các lợi thế và nguồn lực sẵn có của Lào, đặc biệt là lợi thế về nguồnnguyên liệu. Chính phủ Lào cũng cần có chính sách khuyến khích đầu tư vàođịa bàn khó khăn, xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên, nhằm thu hút những dựán đầu tư có quy mô lớn hơn từ Việt Nam sang Lào”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũngnói.
Khi Phóthủ tướng luôn sẵn sàng trợ giúp doanh nghiệp
Sự có mặtcủa hai Phó thủ tướng Chính phủ Lào và Việt Nam, ông Somsavat Lengsavad và Phóthủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Tọa đàm đã một lần nữa khẳng định mối quan tâm củaChính phủ hai nước trong thúc đẩy hợp tác song phương ở tầm vĩ mô, cũng như ở tầmDN.
Mốiquan tâm càng được khẳng định sau khi nghe các đề xuất, kiến nghị của DN,Phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad đã đề nghị các DN Việt Nam đầu tư tại Làonếu có vướng mắc có thể trực tiếp gửi công văn cho ông, và có thể gửi ngaytrong tuần này, để ông kịp thời họp với các bộ, ngành tìm hướng xử lý cũng nhưtổng hợp báo cáo tại cuộc họp giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam, Lào vào cuối nămnay.
Phó thủtướng Somsavat Lengsavad khẳng định rằng, quan hệ Việt - Lào là quan hệ rất đặcbiệt, hiếm có. Vì vậy, các bộ ngành, địa phương hai nước phải cùng đồng lòng gâydựng sự hợp tác ngày càng sâu rộng, đồng thời sớm hoàn chỉnh các cơ chế hợp tácđể hoàn tất Hiệp định Thương mại song phương Việt - Lào.
Trongkhi đó, Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng với việc nhấn mạnh quan hệđặc biệt Việt - Lào, cũng đã đánh giá cao mối quan hệ hợp tác sâu sắc giữa cáctỉnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ Việt Nam với các tỉnh Trung, Nam Lào.
“Đểthúc đẩy hợp tác, các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào cũng phải giữ đúng lời hứa,giữ đúng cam kết với Chính phủ Lào trong việc triển khai dự án, đúng tiến độ, đạtchất lượng. Nghiêm cấm những dự án tác động đến môi trường, phá rừng. Đặc biệt,nhà đầu tư nào có biểu hiện bán dự án thì phải xử lý nghiêm”, Phó thủ tướng nhấnmạnh và cho rằng, có thể lấy Hoàng Anh Gia Lai, Ngân hàng Việt - Lào, Viettel...làm tấm gương về mô hình hợp tác đầu tư Việt - Lào.
“Đây lànhững nhà đầu tư có quan hệ mẫu mực, lấy chất lượng, uy tín đặt lên hàng đầu,theo đúng phương châm cha ông ta thường nói là giúp bạn là giúp mình”, Phó thủtướng nhấn mạnh và nhắc nhở các địa phương, nhà đầu tư hai nước nghiên cứu cơchế hợp tác, đẩy nhanh việc xây dựng tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây EWEC bởiđây là tuyến hợp tác rất quan trọng, trên nhiều lĩnh vực.
Trong hợptác giữa các địa phương, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao sự hợptác mang tính toàn diện giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Champasak, coi đây là môhình hợp tác kiểu mẫu cần được nhân rộng sang các địa phương khác, nhằm nângcao tinh thần hữu nghị đặc biệt, đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt - Lào.
NT (nguồn: baodautu.vn)