Rút ngắn thời gian thực hiện Quy trình ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA và nguồn vốn vay ưu đãi.
25/09/2014

 

Ngày 26/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1518/QĐ-TTg rút ngắn thời gian thực hiện Quy trình ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

 

Theo Quyết định, Quy trình đàm phán điềuước quốc tế nhân danh Nhà nước về ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tàitrợ được thực hiện khoảng 30 ngày. Trong đó, việc kiểm tra, thẩm định được thựchiện trong thời gian khoảng 3 ngày cụ thể: a- Đối với điều ước quốc tế có cácquy định về pháp lý chung không khác biệt so với các điều ước quốc tế đã ký kếtvới cùng một nhà tài trợ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp thực hiện quy định kiểmtra, thẩm định nhanh như sau: Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơcủa cơ quan đề xuất và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Ngoại giao gửi ýkiến kiểm tra đề xuất đàm phán điều ước quốc tế cho cơ quan đề xuất. Trong thờigian 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất và ý kiến của các cơquan liên quan, Bộ Tư pháp gửi ý kiến thẩm định đề xuất đàm phán điều ước quốctế cho cơ quan đề xuất. b- Đối với các điều ước quốc tế có các quy định pháp lýchung khác biệt so với các điều ước quốc tế đã ký với cùng một nhà tài trợ, cơquan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩmđịnh của Bộ Tư pháp theo quy trình bình thường. c- Cơ quan đề xuất có tráchnhiệm thông báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp tính chất của điều ước quốc tếthuộc điểm a hay điểm b nêu trên.

Quy trình ký điều ước quốc tế nhân danhNhà nước về ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời gian thực hiệncũng trong vòng 30 ngày như quy trình đàm phán.

Đối với Quy trình phê chuẩn được thực hiện20 ngày, cụ thể: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ký điều ước quốc tế, cơ quanđề xuất gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan về việcphê chuẩn điều ước quốc tế, đồng thời gửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp.Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoạigiao và các cơ quan liên quan gửi ý kiến trả lời bằng  văn bản cho cơ quan đề xuất. Trong thời hạn 5ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Ngoại giao và các cơ quan liênquan, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc phê chuẩn điều ước quốc tế, đồngthời gửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngàynhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất, Văn phòng Chính phủ báo cáo Chính phủ, Thủtướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốctế.

Ngoài ra, Quy trình sửa đổi, bổ sung, giahạn là 20 ngày cụ thể: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị vềviệc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất hoàn thiện hồsơ, lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, đồng thờigửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhậnđược hồ sơ của cơ quan đề xuất, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan liênquan gửi ý kiến trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất. Trong thời hạn 5 ngàykể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơquan liên quan, cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, giahạn điều ước quốc tế, đồng thời gửi Văn phòng Chủ tịch nước để phối hợp. Trong thờihạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề xuất, Văn phòng Chính phủbáo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước về việc sửađổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế.    

Quyết định này nhằm đẩy nhanh quá trìnhthực hiện cải cách và cơ cấu lại kinh tế, rút ngắnthời gian, giảm bớt tình trạng chồng chéo, nâng cao hiệu quả nguồn vốnODA.

 

Thành Phong