Hội thảo Phát triển du lịch Vùng duyên hải miền Trung gắn kết với Đại ngàn Tây Nguyên
20/07/2014

 

Trong khuôn khổ Lễ hội Nho và Rượu vang quốc tế lần thứ nhất tại Ninh Thuận, ngày 18/7/2014, Ban điều phối Vùng duyên hải miền Trung phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch Vùng duyên hải miền Trung gắn kết với Đại ngàn Tây Nguyên tại khách sạn Sài Gòn-Ninh Chữ, Thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải. tỉnh Ninh Thuận.

 

Ảnh: Quang cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Tổngcục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Quỹ Nghiên cứuPhát triển miền Trung, lãnh đạo các tỉnh/thành phố vùng duyên hải miềnTrung và Tây Nguyên, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại diện cáctổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại Hội thảo, nhiều tham luậnvà phát biểu với những phân tích tiềm năng, thế mạnh và cơ hội pháttriển về phát triển du lịch của Ninh Thuận nói riêng và vùng duyên hảimiền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, ý kiến đóng góp của các nhàkhoa học, nhà nghiên cứu và lãnh đạo các tổ chức, hiệp hội, doanhnghiệp lữ hành và du lịch đã nêu bật thực trạng cơ sở hạ tầng, nhânlực của ngành, môi trường du lịch phục vụ khách, chương trình quảngbá xúc tiến du lịch và quá trình xây dựng các sản phẩm đặc trưngcủa các địa phương… chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Sự cần thiết phảicó một tầm nhìn xa, một định hướng đúng đắn và chiến lược hợp lýđể phát triển ngành du lịch của từng địa phương và toàn vùng đãđược chỉ ra tại Hội thảo.

Trong bài phát biếu của Tổngcục trưởng Tổng cục du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn, những tiềm năng củavùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên với sự hội tụ nhiều lợi thếđể phát triển du lịch đã được làm nổi mạnh nổi bật một cách sâusắc, từ đó những giải pháp cụ thể đã được vạch ra. Trong khi vùng duyênhải miền Trung là nơi tập trung những lợi thế và cơ hội phát triểndu lịch biển lớn nhất tại Việt Nam thì Tây Nguyên là vùng đất củanúi rừng, ôm sát các tỉnh vùng duyên hải miền Trung với sự đối lậpdạng địa hình và tài nguyên du lịch. Sự kết hợp về địa hình phongphú của một bên là sự hùng vĩ bao la của đại ngàn và một bên làsự mênh mông của biển cả, cùng với những nét độc đáo về văn hóa haivùng này mở ra nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Do đó sự liên kết để pháttriển sản phẩm, thúc đẩy quảng bá, xúc tiến hoạt động du lịch giữacác địa phương và liên kết cả trong đào tạo nguồn nhân lực cho cảvùng là một xu thế tất yếu, đồng là cơ hội biến tiềm năng của vùngthành những thay đổi, hiện thực phát triển và thu hút đầu tư.

“Vùng duyên hải miền Trung và Tây nguyên là dải đất hẹp gồm 9địa phương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và 05 tỉnh Tây Nguyên: GiaLai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng được coi là nhịpcầu nối giữa hai đầu đất nước, có nguồn tài nguyên du lịch phongphú, đặc sắc và đa dạng.

Năm 2013, các địa phương trong vùng đã đón 24 triệu lượt kháchdu lịch, chiếm hơn 56,47% lượng khách du lịch của cả nước, trong đókhách quốc tế gần 5 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt hơn34.6000 tỷ đồng, góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế-xãhội của các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung và Tây nguyênnói riêng, cả nước nói chung.”

Lê Hiền