Nghị định 43/2014/NĐ-CP với nhiều điểm mới, bảo đảm lợi ích cho người sử dụng đất.
11/07/2014

 

Từ ngày 01/07/2014, Nghị đinh 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành mộtsố Điều của Luật Đất đai do Chính phủ ban hành ngày 15/05/2014 chính thức có hiệulực thi hành. 

 

Nghị định điều chỉnh những vấn đề về điều kiện cấp Giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà (GCNQSHN) và quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất(QSDĐ&TS), trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận, quản lý Nhà nước về đấtđai, xử lý vi phạm... đây là một bước phát triển mới và rất cần thiết tronglĩnh vực pháp luật về đất đai trên tinh thần Hiến pháp mới.

Nghị định quy định hoạt động quản lý đất đai theo cơ chế một cửa. Trướcđây chúng ta quy định văn phòng ở hai cấp là cấp tỉnh và cấp huyện, thì nay chỉcòn một văn phòng cấp tỉnh và có các chi nhánh địa phương, giúp thống nhất cơ sởdữ liệu đất đai một cấp, không có sự phân tán; góp phần thực hiện tốt hơn côngtác quản lý Nhà nước về đất đai. Theo cơ chế này, việc tổ chức tiếp nhận và trảkết quả giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm thực hiện thống nhất trong cả nướcnhằm giảm thời gian thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận; chuyển mục đíchsử dụng đất. Việc thực hiện các quyền: giảm 5 ngày so với quy định hiện hành;đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu giảm được 5 ngày, chỉ còn không quá 30ngày; đăng ký cấp giấy chứng nhận bổ sung đối với tài sản cũng giảm 5 ngày, chỉcòn không quá 20 ngày; đăng ký biến động trong một số trường hợp khác chỉ cònkhông quá 10 ngày.

Bên cạnh đó, Trung tâm phát triển quỹ đất cũng được quy định thành mộtnhánh là cấp tỉnh để tập trung khai thác quỹ đất theo kế hoạch chung của tỉnh,giải quyết dứt điểm vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất sạch.

Nghị địnhcũng có nhiều quy định mới về quy hoạch sử dụng đất như: Mọi quyết định về giaođất, cho thuê đất đều phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.Danh mục các công trình thu hồi đất phải do HĐND cấp tỉnh phê duyệt, như vậy sẽhạn chế trường hợp thu hồi đất. Cụ thể, Ủy ban nhân dân cấptỉnh cho phép tiếp tục thực hiện dự án và áp dụng hình thức thu hồi đất hoặc chủđầu tư nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụngđất theo quy định của Luật Đất đai, nếu phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàngnăm ở cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có văn bản chỉđạo các tổ chức, cá nhân liên quan phải dừng thực hiện dự án nếu không phù hợpvới kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt; quyết định thu hồi phần diện tích đất mà chủ đầu tư và người sửdụng đất không đạt được thỏa thuận để thực hiện dự án đầu tư…

Bên cạnhđó, Nghị định còn giới hạn lại điều kiện của các chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải cócác điều kiện chấp hành pháp luật, điều kiện về ký quỹ, năng lực tài chính... mớiđược phép thực hiện các dự án phát triển xã hội tiếp theo. Nếu chủ đầu tư đã đượcgiao đất, cho thuê đất, nhưng những dự án đó chưa triển khai, vẫn để đất bỏhoang, thì sẽ không được giao thêm đất mới.

Về hìnhthức thủ tục, Nghị định bổ sung các quy định về hình thức đăng ký điện tử đểlàm cơ sở pháp lý cho thực hiện trong điều kiện công nghệ thông tin đang ngàycàng phát triển; giải quyết rốt ráo việc cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất.

Qua đây, có thể thấy Nghị đinh 43/2014/NĐ-CP là bước tiến bộđáng kể trong công tác hệ thống hóa các quy định của pháp luật vềđất đai của nước ta. Từ việc phải ban hành, áp dụng hàng loạt nghịđịnh hướng dẫn về những lĩnh vực nhạy cảm của đất đai, như bồithường, hỗ trợ, tái định cư; giá đất; thu tiền sử dụng đất; thậmchí Nghị định sau lại sửa đổi, bổ sung rất nhiều điều khoản trongmỗi nghị định cũ nói trên. Thì đến nay chúng ta đã quy về tập trungvào một đầu mối là NĐ 43. Điều này thể hiện sự khoa học, hợp lýtrong tiến trình xây dựng, thiết kế văn bản pháp luật và cũng tạođiều kiện thuận tiện cho mọi tầng lớp nội dung trong việc nghiên cứu,theo dõi, tìm hiểu pháp luật về đất đai.

 

Nguyễn Nghĩa