Điều chỉnh quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam
02/07/2014

 

Ngày 24/6/2014, Chính phủ đãban hành Quyết định số 1037/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnhquy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030.

 

Cảng biểnQuy Nhơn

Theo đó, mụctiêu của quy hoạch là phát triển hệ thống cảng biển theo một quy hoạch tổng thểvà thống nhất trên quy mô cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nhanh chóng đưa nước ta hội nhậpvà đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực vàtrên thế giới, khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển, đồng thời góp phầnbảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Hình thành những đầu mối giao lưukinh tế quan trọng với quốc tế làm động lực phát triển các khu kinh tế, đô thị- công nghiệp ven biển. Bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu vàgiao lưu giữa các vùng, miền trong nước bằng đường biển đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó,Quy hoạch còn nêu rõ quan điểm phát triển cần phải tận dụng tối đa lợi thế về vịtrí địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển toàn diện hệ thống cảng biển, độtphá đi thẳng vào hiện đại, nhanh chóng hội nhập với các nước tiên tiến trongkhu vực về lĩnh vực cảng biển nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lượcbiển Việt Nam đến năm 2020; từng bước đưa kinh tế hàng hải trở thành mũi nhọnhàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Về nội dungquy hoạch, theo vùng lãnh thổ, hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, địnhhướng đến năm 2030 gồm 6 nhóm cảng: Nhóm 1: nhóm cảng biển phía Bắc từ QuảngNinh đến Ninh Bình; Nhóm 2: nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến HàTĩnh; Nhóm 3: nhóm cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi; Nhóm4: nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận; Nhóm 5: nhóm cảngbiển Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và trên sông Soài Rạp thuộc địa bàn tỉnhLong An); Nhóm 6: nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốcvà các đảo Tây Nam).

Bình Định đượcquy hoạch thuộc nhóm 4 (nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận).Theo quy hoạch, Cảng biển Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực(Loại I), gồm các khu bến: Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại là khu bến tổng hợp,container cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 30.000 tấn, có bến chuyên dùng chotàu trọng tải từ 5.000 đến 7.000 tấn; Khu bến Nhơn Hội là khu bến tiềm năngphát triển trong giai đoạn sau với chức năng chính là chuyên dùng, phục vụ trựctiếp cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn sẽ hình thành tại đây; tiếp nhận tàutrọng tải từ 10.000 đến 50.000 tấn. Quy mô và tiến trình phát triển phù hợp vớinhu cầu thị trường, năng lực huy động vốn của chủ đầu tư. Đặc biệt lưu ý cần cógiải pháp kỹ thuật công trình phù hợp với đặc thù điều kiện tự nhiên của khu vựcđể đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư; Các bến địa phương, chuyêndùng vệ tinh phát triển tại Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan.

Quyết địnhnày thay thế cho quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm2020, định hướng đến năm 2030 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày24/6/2014.

NT.