Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam
12/06/2014

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Chiến lược pháttriển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

 

Theo đó sẽ huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phầnkinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệptheo hướng hiện đại; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng,có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệđối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại,tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông,năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; điều chỉnh phân bố khônggian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng,địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Chiến lược,các ngành công nghiệp được lựa chọn ưu tiên phát triển là ngành Công nghiệp chếbiến, chế tạo; ngành Điện tử và Viễn thông; ngành Năng lượng mới và năng lượngtái tạo.

Tỷ trọng côngnghiệp và xây dựng chiếm 41%

Mục tiêu tổng quátcủa Chiến lược là đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển với đa sốcác chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩnquốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm,hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyênnghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu,thiết kế, chế tạo.

Chiến lược phấn đấutốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 đạt 12,5%-13%/năm;đến năm 2035 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 40%-41% trong cơ cấu kinhtế cả nước; giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụngcông nghệ cao đến năm 2025 đạt khoảng 45% tổng GDP, sau năm 2025 đạt trên50%...

Hình thành một sốTập đoàn cơ khí chế tạo chủ đạo

Căn cứ Chiến lượcphát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Thủ tướngChính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệpViệt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo nội dung quyhoạch, từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ngành cơ khí - luyện kim sẽhình thành một số Tập đoàn cơ khí chế tạo chủ đạo đi đầu để đẩy nhanh quá trìnhcông nghiệp hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và khuvực; phát triển ngành luyện kim theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, thânthiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao và suất tiêu haonguyên vật liệu, năng lượng thấp; phấn đấu năm 2020, tỷ trọng ngành cơ khí -luyện kim chiếm 20 - 21% và năm 2030 chiếm 22 - 24% trong cơ cấu ngành côngnghiệp.

Đồng thời, pháttriển công nghiệp hoá chất theo hướng sử dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo rasản phẩm có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh, giảm thiểu và hạn chế thảicác hoá chất độc hại ra môi trường; phát triển công nghiệp hóa dầu, hóa chất cơbản, hoá chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu năm 2020 tỷ trọng ngànhhóa chất chiếm 13 - 14% và năm 2030 chiếm 14 - 15% trong cơ cấu ngành côngnghiệp.

Ngành điện tử, côngnghệ thông tin trở thành ngành chủ lực

Theo Quy hoạch, sẽxây dựng ngành điện tử, công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lựcđể tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Đến năm 2020, ngành điện tử,công nghệ thông tin nghiên cứu thiết kế, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tửchuyên dụng, sản xuất robot công nghiệp...

Cùng với đó là pháttriển ngành ngành dệt may - da giầy theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa,nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm; phấn đấu năm 2020 tỷ trọngngành dệt may - da giày chiếm 10 % - 12% trong cơ cấu ngành công nghiệpvà đáp ứng 90 - 95% nhu cầu thị trường.

Phát triển ngànhdầu khí đồng bộ, đa ngành và liên ngành để trở thành một ngành kinh tế - kỹthuật quan trọng của đất nước....

Quy hoạch phân bốkhông gian theo vùng lãnh thổ

Theo quy hoạch phânbố không gian, Vùng Trung du miền núi phía Bắc sẽ tập trung phát triển cácngành khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, công nghiệpthủy điện, một số dự án luyện kim.

Vùng Đồng bằng sôngHồng sẽ phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, nhiệtđiện, công nghiệp công nghệ cao.

Vùng Duyên hải miềnTrung phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải sản, cơ khíđóng tàu, luyện kim và các ngành công nghiệp gắn với lợi thế vận tải biển.

Vùng Tây Nguyênphát triển công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoángsản, sản xuất vật liệu xây dựng.

Vùng Đông Nam bộphát triển các ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóachất, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu phát triểncông nghiệp phụ trợ.

Vùng Đồng bằng sôngCửu Long tập trung phát triển các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuấtkhẩu, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, đóng và sửa chữa các loại phươngtiện đánh bắt xa bờ.


NT (nguồn: Báo điện tử Chính phủ).