Ngày 03/6, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng , Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Ngân hàng Thế giới tại Việt tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững khu vực duyên hải miền Trung, do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnhTrần Thị Thu Hà phát biểu tại Diễn đàn.
Tham dự hội nghị còn có Giámđốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria KwaKwa; Giám đốc Ngânhàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam ông Tomoyuki Kimura; đại diện lãnh đạo cácBộ, ngành của Trung ương, Ban điều phối Vùng duyên hải miền Trung, Quỹ hỗ trợPhòng, chống thiên tai tại miền Trung; các đối tác nước ngoài; đại diện lãnhđạo UBND và một số sở, ngành của 9 tỉnh, thành khu vực duyên hải miền Trung.
Đoàn công tác của tỉnh BìnhĐịnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà làm trưởng đoàn cũng tham giaDiễn đàn này.
Miền Trung có 14 tỉnh kéo dàitừ Thanh Hóa đến Ninh Thuận, tuy nhiên 9 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên là nhữngđịa phương thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, đói nghèonên việc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương này không bền vững. Đâylà vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú, lợi thế về địa kinh tế, nguồn nhânlực trẻ dồi dào nhưng vùng này đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức,trong đó biến đổi khí hậu và lụt bão là hai cản ngại lớn. Khu vực này cũng lànơi thu hút nguồn đầu tư hạn chế nên phát triển chậm hơn so với hai đầu đấtnước.
Diễn đàn được chia làm 3phiên, có hàng chục tham luận, ý kiến phát biểu tập trung vào các nội dung như:Cơ hội và thách thức trong Phát bền vững khu vực duyên hải miền trung; Pháttriển hạ tầng phục vụ phát triển bền vững khu vực duyên hải miền trung; Phòngchống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai bao gồm phát triển bền vững nguồn nước gắnvới phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại khu vực duyên hải miền trung…
Phát biểu tại diễn đàn, PhóThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Khu vực duyên hải miền trung có vị tríđịa kinh tế quan trọng và có tính chiến lược của đất nước, có nhiều tiềm năngvà lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, đây là vùng thiên tai khắc nghiệt, đờisống nhân dân còn nhiều khó khăn. Do vậy, để thúc đẩy phát triển bền vững khuvực duyên hải miền trung, trước hết, các bộ ngành liên quan ở Trung ương và cáctỉnh, thành phố trong khu vực cần dựa vào tiềm năng, thế mạnh của từng địaphương nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch theo liên kết vùng. Từ đó nghiên cứu,tìm các giải pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút, đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Phó Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủtiếp tục quan tâm, hỗ trợ các địa phương trong vùng thông qua các hình thứcnhư: Hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, và tăng cường năng lực thể chế, chuyểngiao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn nhân lực…
Tham gia ý kiến tại Diễn đàn,Bà Trần Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có một số kiến nghị:
“Một là hiện nay đặc thù ởvùng ven biển miền Trung ít có đất nông nghiệp để sản xuất, chủ yếu là vươnkhơi trong khi đấy các thuyền thì nhỏ, hẹp mặt khác các cửa biển miền Trung đềubị bồi lấp. Chẳng hạn như cửa biển Tam Quan Bắc, một năm có khoảng 16.000 lượttàu ra vào nhưng mỗi lần tầu ra vào đều hết sức khó khăn. Như vậy chúng tôimong muốn có sự đầu tư cho cho các cửa biển để tạo điều kiện cho nhân dân pháttriển kinh tế là thiết thực, phù hợp. Thủ tướng Chính phủ đã có chương trình hỗtrợ đóng tàu vỏ thép, nhưng người ngư dân trình độ thấp nên việc tiếp cận khókhăn, chúng tôi muốn đề nghị cần đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất, khai thácđể nâng cao giá trị sản phẩm, từ đấy mới giúp người dân giảm được nghèo và pháttriển bền vững.
Hai là là với rừng, như BìnhĐịnh có tỷ lệ cho phủ rừng 49%, tổng diện tích đất lâm nghiệp phục vụ trồngtừng lên tới 65%, có nghĩa là đất sản xuất còn lại là hơi ít và chúng tôi cótới 3 huyện 30 a và như vậy làm sao để giải quyết được phát triển kinh tế ở khuvực này, thì hiện nay có nhiều chương trình nhưng khó khăn nhất là làm thế nàocó một mô hình phát triển bền vững phù hợp và đời sống người dân khá lên. Chúngtôi muốn có được những dự án theo phương pháp tiếp cận hiện đại mà các nướckhác đã làm mà người dân khá lên bằng các sản phẩm dưới tán rừng. Việc tạo sinhkế cho người dân ở miền núi là rất quan trọng. Ai cũng biết lên rừng có rấtnhiều sản phẩm, nhưng sản phẩm rừng dần dần bị lấy mà không có sự đầu tư, quađó chúng tôi rất muốn có phương pháp tiếp cận mới đưa khoa học kỹ thuật vào,kết nối thị trường, quan tâm đầu tư hạ tầng lên vùng cao. Chúng tôi nghĩ rằngđể giảm nghèo bền vững cần kết hợp các mô hình kinh tế, từ đầu tư khoa học đếntổ chức sản xuất kết nối thị trường, cộng với đầu tư hạ tầng”.
Về phát triển bền vững tronggiai đoạn tới, các đại biểu cho rằng cần ưu tiên phát triển hoàn chính hệ thốngkết cấu hạ tầng, tăng cường kết nối hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinhtế - xã hội các tỉnh đặc biệt là hệ thống đường giao thông ven biển liên thôngkết nối các tỉnh với nhau; ưu tiên giảm nghèo bền vững, ứng phó biến đổi khíhậu, giảm nhẹ thiên tai. Các đại biểu cũng nêu ra những giải pháp về cơ chếchính sách, giải pháp về vốn đầu tư và nhân lực, giải pháp về cải cách hànhchính và tăng cường hợp tác, phát triển thị trường.
Trương Chương