Thiên đường du lịch đang chờ đánh thức
10/04/2014

 

Được mệnh danh là nơi “Đất võ - Trời văn”, tài nguyên phát triển du lịchcủa Bình Định rất phong phú đa dạng, hứa hẹn một điểm đến mang lại nhiều cảmxúc, kỳ thú cho du khách. Song cho đến nay, du lịch của Bình Định vẫn chỉ ởdạng tiềm năng đang chờ khai phá.

 

Eo Gió còn rất sơ khai

Nhìn một cách tổng quát thì hầu như lĩnh vực nào của Bình Địnhcũng có tiềm năng phát triển du lịch.

Tiềm năng đa dạng

Ở đây, hệ thống tháp Chăm được coi là nhiều nhất nước và rất đadạng, ngoài ra còn có thành Đồ Bàn, Bảo tàng Quang Trung, chùa Thập Tháp, chùaÔng Núi (Linh Phong tự); có danh nhân văn hóa Đào Tấn, thi sỹ Hàn Mạc Tử… BìnhĐịnh còn có cảnh đẹp ghềnh Ráng Tiên Sa, bãi Nhạn-núi Tam Tòa, ven biển đườngQuy Nhơn-Sông Cầu, hầm Hô, hồ Núi Một. Có suối nước nóng Hội Vân, Chánh Thắng…,đây là điều kiện để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh.

Di tích lịch sử, cảnh đẹp đa số hội tụ vùng ven biển, tạo thànhmột chuỗi liên hoàn. Du khách rong chơi ven Quy Nhơn- Sông Cầu tắm biển, leonúi, thăm Quy Hòa-ghềnh Ráng Tiên Sa. Du khách có thể lênh đênh trên biển thămđảo Nhơn Châu, đến bán đảo Nhơn Lý thăm thủ phủ của loài chim yến quý giá. Đidọc bán đảo Phương Mai-Núi Bà lên thăm chùa Ông Núi; đến nghỉ dưỡng tắm khoángHội Vân, Chánh Thắng; thăm Tháp Chàm, thành Đồ Bàn và làng nghề đúc đồng, tiệngỗ, đập đá; tham quan các võ đường cổ truyền của Bình Định.

Có thể nói, Bình Định không thua kém bất cứ một địa phương nàovề tiềm năng phát triển. Bình Định như một nàng công chúa xinh đẹp chưa đượcđánh thức để phô diễn vẻ đẹp rất riêng của mình.

Phải “đánh thức nàng công chúa ngủ quên”

Du lịch Bình Định còn nhiều bất cập. Khu du lịch sinh thái QuyNhơn-Sông Cầu, bao năm rồi chưa quy hoạch được, nên ngoài Bãi Dài, các khu vựctư nhân khác chưa dám bỏ vốn đầu tư. Cơ sở hạ tầng, đường xá, điện, nước… chưahoàn thiện nên các đối tác đến đầu tư còn e ngại.

Trên địa bàn tỉnh chưa có khu vui chơi, giải trí hấp dẫn dukhách. Nhiều dịch vụ khác như: leo núi thăm làng nghề, tắm biển, tắm nướckhoáng, nghỉ dưỡng chưa hoàn thiện. Khách đến Quy Nhơn chủ yếu nghỉ qua đêm.Quy Nhơn là trạm dừng chân. Khách đến Quy Nhơn không biết dẫn đi đâu.

Do phát triển du lịch ở Bình Định vẫn chưa được địa phương quantâm đầu tư đúng mức, nên dù có nhiều lợi thế song đến nay Bình Định vẫn chưa cótên trên bản đồ du lịch quốc gia. Du lịch Bình Định lâu nay vẫn chỉ dừng ở mứctự phát với số lượng khách nhỏ lẻ. Mặc dù toàn tỉnh chỉ có 4 khách sạn 3-5 saosong chưa bao giờ sử dụng hết công suất phòng ngay trong mùa cao điểm.

Bình Định có nhiều sản phẩm, nhưng chưa tạo được hồn vía chotừng sản phẩm. Chẳng hạn như các hoạt động du lịch, dịch vụ ở Bảo tàng QuangTrung – một điểm đến tâm linh độc đáo và ấn tượng  - vẫn còn đơn điệu,nghèo nàn. Xung quanh khu di tích không có dịch vụ ăn ngủ nghỉ phục vụ dukhách. Biểu diễn võ thuật tại các võ đường chưa tạo ấn tượng cho du khách thamquan.

Hệ thống dịch vụ du lịch còn mỏng, số lượng khách sạn ít, phươngtiện đi lại hầu như không có trong khi khoảng cách giữa các điểm du lịch lạiquá xa. Công tác quảng bá còn yếu, hình ảnh, các điểm đến của du lịch Bình Địnhchưa đến được với công chúng rộng rãi.

Một khó khăn nữa của Bình Định đó là đường hàng không là cầu nốitối ưu nhất để đưa khách du lịch tới Bình Định, song hiện nay 1 ngày chỉ có 2chuyến bay đi – đến Bình Định từ Hà Nội và TP HCM. Giờ bay quá sớm hoặc quámuộn không thuận tiện và gây mệt mỏi cho du khách. Giá vé còn cao khiến giátour du lịch đến Bình Định bị đội giá cao.

Thuận lợi và những chuyển động bước đầu

Từ năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bổ sung Bình Địnhvào khu vực trọng điểm về du lịch để kết nối với Con đường di sản miền Trung.Đây là một thuận lợi nữa để du lịch Bình Định phát triển và hội nhập.

Nhận thức được thế mạnh của du lịch trong phát triển kinh tế -xã hội, vài năm gần đây, Bình Định đã xác định du lịch là ngành kinh tế quantrọng của tỉnh. Trong 3 năm (từ 2011-2013) tỉnh đã đầu tư khoảng 247 tỉ đồng đểphát triển du lịch (trên tổng vốn đăng ký đầu tư 805 tỉ đồng) chủ yếu đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng, lập dự án.

Đến nay đã có 12 dự án phát triển du lịch (trong đó có nhiều dựán xây dựng nâng cấp khách sạn, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng) được cấpphép, với tổng vốn đầu tư 162 tỉ đồng – trong đó có một dự án liên doanh vớinước ngoài – xây dựng khu giải trí cao cấp Life Quy Nhơn. Dự án tuyến du lịchPhương Mai-Núi Bà cũng đã được phê duyệt. Tổng cục Du lịch đã hỗ trợ kinh phí,cùng tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho các đốitượng phát triển nhanh khu vực này.

Rất nhiều nhà đầu tư đã  đăng ký đầu tư vào du lịch như:Tập đoàn VinGroup với dự án Khu du lịch Hải Giang (du lịch sinh thái biển),Công ty Mỹ Tài (Bình Định) có dự án xây dựng khu du lịch 18 ha tại vùng biểnTrung Lương - Cát Tiến - Phù Cát, Công ty Tân Phú Thịnh (Tp Hồ Chí Minh) có dựán quy hoạch khu du lịch cao cấp Vịnh Bốn mùa (Four Seasons Bay Resort) tạithôn Tân Thanh, Vĩnh Hội (xã Cát Hải - Phù Cát) với diện tích khoảng 146 ha…

Tuy nhiên, tỉnh cũng cần có các chính sách ưu đãi thật cụ thểcho doanh nghiệp du lịch về vốn, thuế và đất đai, cơ chế để khuyến khích doanhnghiệp phát triển du lịch, xúc tiến quảng bá sản phẩm. Mạnh dạn giao đất, bãibiển, đảo cho doanh nghiệp để đầu tư xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng caocấp.

Hơn bao giờ hết, Bình Định cầnxây dựng một chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, bền vững phù hợp với đặcthù của Bình Định để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Định cất cánh,phát huy hết tiềm năng sẵn có./.


NT (Nguồn: chinhphu.vn)