Giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
27/03/2014

 

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao nănglực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

 

Theo Nghị quyếtcác Bộ, cơ quan và địa phương cần tập trung thực hiện có hiệuquả 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ  cấu nền kinh tế,chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnhviệc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, trọng tâm là xây dựng, sửa đổi,bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế chính sách tạomôi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanhnghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Chú  trọng cáccơ chế, chính sách về quyền sở  hữu tài sản, bảo vệ quyềnsở hữu trí  tuệ, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợicủa cổ đông thiểu số, các quy định về  phá sản, giải thể, cạnhtranh…. Xây dựng cơ  chế vận hành đồng bộ, thông suốt cácthị trường hàng hóa, lao động, chứng khoán, bất động sản, khoa họccông nghệ và các loại thị trường khác, bảo đảm phânbổ và sử dụng hiệu quả  các nguồn lực cho phát triển.

Đồng thời, pháttriển kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệthống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế. Có cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để huy động cácnguồn lực ngoài nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực như là một phương thức phát triểnmới, đổi mới quy trình quản lý, sản xuất và dịch vụ, nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia.

Thực hiện đồngbộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhấtlà  đào tạo đại học và dạy nghề. Phát triển nhanh nguồn nhânlực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; kỹ năng quản lý đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcvà đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế vớilộ trình phù  hợp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý,tài chính, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và  dạy nghề đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế  - xã hội, thị trường lao động, nângcao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiếp tục hoàn thiệncơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chonghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhânlực. Tăng cường quản lý bảo hộ sở hữu trí  tuệ.Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Trong giai đoạn2014 - 2015 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cáchthủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thựchiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo  đảm côngkhai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chínhnhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của  nhómnước ASEAN-6, trong đó một số tiêu chí cụ thể là: Đơn giản thủ tục và rútngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa là 6 ngày; cải thiện cáckhâu liên quan khác nhằm rút ngắn thời gian từ đăng ký đến bắt đầu kinh doanhcủa doanh nghiệp; cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế và rút ngắnthời gian các doanh nghiệp phải tiêu tốn để hoàn thành thủ tục nộp thuế đạt mứctrung bình của nhóm nước ASEAN-6 (là 171 giờ/năm); Tạo thuận lợi, đảm bảo bìnhđẳng, công khai, minh bạch trong tiếp cận tín dụng theo cơ chế thị trường giữacác doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế…

Giải pháp cải thiệnmôi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nghị quyết yêucầu các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giaorà soát thủ  tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chínhcó liên quan đến các chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh đểsửa đổi hoặc kiến nghị  sửa đổi gửi Bộ Tư pháp, Vănphòng Chính phủ tổng hợp, theo dõi và báo cáo Chính phủ. 

Bên cạnh đó, côngkhai minh bạch trên Internet về thủ tục hành chính và niêm yếtcông khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giảiquyết thủ tục hành chính. Chủ động, bố  trí, sắp xếp cánbộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩnbị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chínhbảo  đảm đúng tiến độ theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp,thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ  tục hành chính trong triển khaidự án đầu tư  tại các cấp chính quyền địa phương; phát hiệnvà  xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có  hành vi nhũngnhiễu, gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành côngvụ. 

Đẩy mạnh đổi mớicông nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệthống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo từng ngành và trong toàn bộ nền kinhtế. Ưu tiên hàng đầu nhiệm vụ thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thôngtin trong lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong từng ngành, lĩnh vực,tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranhquốc gia. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành côngnghiệp phần mềm. Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quảnlý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo,điều hành; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, anninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.

Đồng thời, cần cócơ chế, chính sách khuyến khích và chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnhvực thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệthông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng, đăng ký thương hiệu sảnphẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấucác tổ chức tín dụng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá theo đềán đã được phê duyệt.

Bộ Kế hoạchvà Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phươngrà  soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để cải thiện môi trườngkinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tập trung hoàn thiệnLuật đầu tư (sửa  đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).Hoàn thiện các quy định chi tiết, thực hiện có hiệu quả  Luậtphá sản. Rà soát các quy định liên quan đến hoạt động đầutư có gắn với sử dụng đất và xây dựng, tổng hợp những bấtcập, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ  thốngpháp luật đầu tư.

Đồng thời, thựchiện các giải pháp cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực bảo vệ quyền và lợi íchcủa nhà đầu tư; Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục khởi sự kinh doanh; đơn giảnhóa và giảm chi phí thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, bổ sung đăng ký kinhdoanh. Rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn 6 ngày; Rà soát, bổsung, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tintrong các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế.

Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề tiếnhành khảo sát, nghiên cứu độc lập đánh giá định kỳ về chất lượng thực hiện thủtục hành chính, đưa ra khuyến nghị với Chính phủ; Tích cực tham gia, phối hợpchặt chẽ với cộng đồng các nhà đầu tư nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắctrong thực hiện thủ tục hành chính; Tổ chức thu thập ý kiến của các doanhnghiệp về phản biện chính sách của các Bộ, ngành và địa phương, báo cáo về Hộiđồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (qua Vănphòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủ đểtổng hợp báo cáo.

Nghị quyết yêucầu các Bộ như Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ,Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư  pháp, Bộ Côngthương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vậntải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông…chủtrì, xây dựng và phối hợp với các cơ quan, địa phương trong việc thực hiệnnhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lựccạnh tranh quốc gia.

Về tổ chức thựchiện, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trươngxây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động cụ thể về cảithiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng Bộ, cơ quanvà địa phương. Đến hết 30 tháng 4 năm 2014 báo cáo Hội đồng quốc gia về Pháttriển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh để trình Thủ tướng Chính phủ banhành Chương trình hành động của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh.

Định kỳ 6 tháng và01 năm tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và thực hiện Chươngtrình hành động, Chương trình công tác của Chính phủ, của Bộ, cơ quan và địaphương gửi Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnhtranh (qua Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòngChính phủ phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước 31 tháng 12 hàng năm,báo cáo và đánh giá về năng lực cạnh tranh của Bộ, cơ quan và địa phương gửiHội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (quaVăn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Văn phòng Chính phủphủ để tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá về năng lực cạnh tranh của Việt Nam,báo cáo Chính phủ./.

NT (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)