Tăng lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ
18/03/2014

 

Hơn 10 năm qua, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của tỉnh Bình Định đã có sựphát triển mạnh. Hiện Bình Định được xem là thủ phủ đồ gỗ miền Trung, là 1trong 4 trung tâm chế biến đồ gỗ - hàng lâm sản xuất khẩu lớn của cả nước cùngvới Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương.

 

Trênđịa bàn tỉnh hiện có 170 doanh nghiệp hoạt động chế biến gỗ và lâm sản với nănglực sản xuất hàng năm khoảng 350.000 m³ gỗ tinh chế và gần 1.5 triệu tấn dămkhô, tập trung phần lớn tại các KCN Phú Tài, Long Mỹ, nối liền Cảng biển quốctế Quy Nhơn. Tính từ năm 2000 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sảntrên địa bàn tỉnh đạt gần 2,3 tỷ USD. 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 166,4 triệuUSD, chiếm 39,4% giá trị xuất khẩu của tỉnh, đạt 62,3% kế hoạch năm, tăng 13,3%so với cùng kỳ năm 2012.

Nhữngnăm trước đây, đồ gỗ Bình Định hàng năm đóng góp gần 60% giá trị kim ngạch xuấtkhẩu của tỉnh. Tuy nhiên thời gian gần đây tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống,chỉ còn chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng chế biến gỗ vẫn là ngànhcông nghiệp chế biến xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Đồ gỗ Bình Định xuất khẩu chủyếu sang châu Âu (chiếm 85 %), châu Đại Dương ( 7 %), Bắc Mỹ (5% ), châu Á (3%); tới hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các khách hàng lớn như Metro, Walmart,Carrefour, B&Q, Kingfisher, Scancom…có nhiều năm hoạt động kinh doanh tạithị trường đồ gỗ Bình Định. Riêng thị phần đồ gỗ tiêu thụ trong nước chỉ chiếmkhoảng 5% - 7% sản lượng đồ gỗ hàng năm. Doanh nghiệp gỗ Bình Định đang sử dụngcông nghệ chế biến gỗ tầm trung bình, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001: 2008 và áp dụng nhiều quy trình được chứng nhận như Chuỗi hành trình CoCFSC, VFTN, BSCI, BRC... đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt,chất lượng đồng bộ, thời gian giao hàng nhanh, kiểu dáng mẫu mã hợp thị hiếu,thời trang.

Để khắcphục tính thời vụ và nhu cầu tiêu dùng bị bão hòa với xu hướng ngày càng giảmcủa đồ gỗ ngoài trời, ngành gỗ tỉnh Bình Định đặt trọng tâm vào công tác chuyểnđổi sản xuất từ đồ gỗ sân vườn - ngoài trời sang sản xuất đồ gỗ nội thất theochính sách của UBND tỉnh. Ngoài ra toàn ngành cũng đẩy mạnh liên kết hợp táctrong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ. Các doanh nghiệp hiện có đơn hàng lớnchia sẻ đơn hàng, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ vốn kinh doanh, nguyên liệu vậttư, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp nhỏ hơn, chưa có đơn hàng sản xuất.  Riêng các doanh nghiệp cung cấp còn tích cựchỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất bằng việc giữ ổn định nguồn cung cấp về khốilượng và chất lượng, có chính sách ưu đãi giảm giá bán và thời hạn thanh toáncho nguyên liệu gỗ, vật tư phụ kiện, bao bì, thiết bị chế biến gỗ, hóa chất….

Riêngvề vấn đề nguồn nguyên liệu, hiện toàn tỉnh có tổng diện tích rừng trồng gần101.000 ha, diện tích hàng năm đưa vào khai thác khoảng 10.000 – 12.000 ha, vớisản lượng: 700.000 m3 – 750.000 m3 gỗ nguyên liệu/năm. Trong đó phục vụ chongành chế biến gỗ chiếm khoảng 10%; cho ngành chế biến dăm nguyên liệu giấychiếm từ 80 - 85%; cho nhu cầu sử dụng khác chiếm 5 - 10%. Ông Nguyễn An Điềm -Chủ tịch Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Bình Định nhận định: “Ngành lâm nghiệp BìnhĐịnh đang có chiều hướng phát triển tốt. Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm gỗnguyên liệu từ rừng trồng chưa thật sự mang lại hiệu quả cao (chủ yếu phục vụcho ngành chế biến dăm – nguyên liệu giấy), với giá trị gia tăng mang lại rấtthấp so với các lĩnh vực chế biến khác. Nguyên nhân là do rừng trồng phân tánnhỏ lẻ, giống cây trồng năng suất thấp; công nghiệp chế biến sản phẩm từ gỗrừng trồng chưa được đầu tư đúng mức; diện tích đất trồng rừng sản xuất kinhdoanh tại địa phương chưa ổn định nên sự phát triển về số lượng và chất lượngrừng trồng chưa cao, thiếu ổn định…”

Để pháttriển nguồn nguyên liệu rừng trồng, tiến tới chủ động về nguồn nguyên liệu, hạnchế nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các quốc gia khác, ông Điềm khuyến nghị các địaphương trong tỉnh nên ưu tiên quy hoạch đất phát triển trồng rừng cho doanhnghiệp và nhân dân tham gia trồng, phát triển rừng. Ngoài ra ngành lâm nghiệpcũng cần tập trung chỉ đạo nghiên cứu, cải tiến cơ cấu cây trồng, tạo giống mớivà chủng loại cây trồng có năng suất chất lượng cao, phù hợp thổ nhưỡng trồngrừng và yêu cầu sử dụng phục vụ chế biến đồ mộc và nguyên liệu công nghiệp.

Theođánh giá của ông Điềm, hiện nay các dự án trồng rừng và đầu tư cho nhà máy sửdụng gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn, do vậy Nhà nước cần cóchế độ hỗ trợ, ưu đãi về lãi suất và vốn vay; đồng thời duy trì áp dụng thuếsuất bằng 0% đối với sản phẩm dăm gỗ xuất khẩu trong thời hạn một chu kỳ trồngrừng ( 6 - 7 năm) để có thời gian chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp và chuẩnbị điều kiện đầu tư cho các dự án chế biến sâu.

 

NT (Nguồn: Báo Thế Giới & Việt Nam)