Luôn chủ động phát huy tiềmnăng lợi thế và không ngừng tự hoàn thiện, du lịch Bình Định thời gian qua đãdần tạo lập cho mình một diện mạo mới: độc đáo, hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn;trở thành điểm đến lý tưởng của đông đảo du khách và ngày càng tiến gần hơn đếnmục tiêu phát triển thành một trung tâm du lịch quốc gia có sức cạnh tranh cao.Sau đây là nội dung trao đổi với Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịchVăn Trọng Hùng.
* BìnhĐịnh sở hữu nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển đa dạng các loại hình dulịch. Vậy cụ thể những lợi thế này là gì?
BìnhĐịnh là tỉnh có tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, gồm: du lịch sinhthái biển, đảo với 134 km bờ biển có nhiều bãi tắm và thắng cảnh đẹp; du lịchvăn hóa - lịch sử với hệ thống Tháp Chăm độc đáo về kiến trúc từ thế kỷ X -XVI, Bảo tàng Quang Trung, Thành Hoàng Đế và các danh thắng như: Ghềnh Ráng,Đầm Thị Nại (Quy Nhơn); Hầm Hô (Tây Sơn); Hồ Núi Một (An Nhơn); Hồ Định Bình(Vĩnh Thạnh)…. Bên cạnh đó, tỉnh còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vậtthể và phi vật thể, trong đó có những di tích văn hóa vô giá như: Thành Đồ Bàn,Thành Hoàng Đế, hệ thống di tích tháp Chăm, chùa Thập Tháp, chùa Linh Phong,chùa Sơn Long…; là cái nôi của nghệ thuật hát Bội, Bài Chòi và cũng là nơi đượcmệnh danh là “Miền đất Võ” - Võ cổ truyền Bình Định đã được Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia....
Đến nay, hệ thống giao thông phục vụ du lịchbước đầu thuận lợi hơn như: QL 1A Bắc -Nam, QL 1D và QL 19 Đông – Tây; Cảng hàng không Phù Cát tăng tần suất cácchuyến bay đến Bình Định, đưa máy bay Airbus vào khai thác tuyến Tp.HCM - QuyNhơn; mở đường bay thẳng bay Hà Nội - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Hà Nội; đường sắtxuyên Việt với ga Diêu Trì... Đây là những lợi thế để phát triển du lịch BìnhĐịnh.
* Quagần 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU của Tỉnh ủy về đầu tưphát triển du lịch giai đoạn 2011-2015, ngành du lịch Bình Định đã đạt đượcnhững kết quả đáng phấn khởi, lượng du khách đến với tỉnh ngày càng đông, doanhthu du lịch không ngừng tăng cao. Xin ông chia sẻ thêm về thành công này?
Ngày24/10/2011, Tỉnh ủy Bình Định ban hành Chương trình hành động số 11 thực hiệnNghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh về đầu tư phát triển du lịch giai đoạn2011 – 2015. Sau hơn 2 năm triển khai và tổ chức thực hiện đã đạt được nhữngkết quả khả quan. Khách du lịch tăng 21%/năm (đạt tốc độ tăng bình quân so vớiChương trình đề ra 21%/năm); doanh thu du lịch tăng 28,5%/năm (Chương trình đềra 30%/năm). Trong thời gian đến, phấn đấu doanh thu du lịch đạt 1.000 tỷ đồng,tốc độ tăng bình quân là 30%/năm, tổng lượt khách du lịch đến Bình Định đến năm2015 đạt 2.500.000 lượt khách, tổng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt 200 cơsở với 4.750 phòng, số ngày lưu trú bình quân đạt 2,5/ngày khách.
* Hướng triển khai Chương trình trong thờigian tới?
Ngànhdu lịch đang đẩy mạnh thực hiện các Chương trình phát triển du lịch như: khuyếnkhích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư xây dựngmột số tuyến, KDL trọng điểm, tạo ra các sản phẩm đặc thù và có sức cạnh tranhcủa tỉnh: KDL Hải Giang, KDL Vĩnh Hội, KDL Hồ Phú Hòa; KDL Ghềnh Ráng; tiếp tụckêu gọi đầu tư xây dựng mới các điểm du lịch: điểm du lịch lặn biển Hòn Khô(Nhơn Hải); Eo Gió, đồi cát Phương Mai (Nhơn Lý); khu vực Cồn Chim - Đầm ThịNại; đầu tư mở rộng Bảo tàng Quang Trung... Đồng thời, tập trung ngân sách đầutư đồng bộ, hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước cho KDLquốc gia Phương Mai - Núi Bà thành KDL nghỉ dưỡng biển chất lượng cao như Chiếnlược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã xác định.
* Có thể kể ra một số hạn chế trong pháttriển du lịch của Bình Định như: lượt khách và doanh thu du lịch có tăng nhưngchưa đạt chỉ tiêu đề ra; cơ sở lưu trú tăng khá nhưng chất lượng dịch vụ chưacao; các tuyến, điểm du lịch chậm xây dựng và phát triển… Vậy trong thời giantới, để đưa du lịch Bình Định phát triển thành một trung tâm du lịch quốc giacó sức cạnh tranh cao, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế, ngành dulịch tỉnh sẽ chú trong nâng cao chất lượng du lịch, hướng tới xóa bỏ những yếukém này như thế nào?
Từ đầunăm đến nay, lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan trên địa bàntỉnh từng bước tháo gỡ khó khăn, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đểcác dự án sớm đi vào hoạt động như KDL Vĩnh Hội, KDL Hải Giang, KDL Hồ Phú Hòa,các dự án trên tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu. Nổi bật nhất hiện nay là KDL HảiGiang có quy mô gần 660ha, vốn đầu tư gần 3.500 tỷ đồng. Đây là điểm nhấn về dulịch rất quan trọng, khi hình thành sẽ tạo nhiều thuận lợi để phát triển du lịchcủa Bình Định và góp phần phát triển KT - XH của địa phương.
Trên cơsở tài nguyên hiện có, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất UBND tỉnh xemxét việc tổ chức khai thác các điểm du lịch tuyến biển – đảo, đầm thuộc địa bànTp.Quy Nhơn và huyện Tuy Phước; Suối khoáng nóng Hội Vân. Đồng thời, Sở tiếptục tham mưu trình UBND tỉnh ban hành một số chương trình, chính sách như: banhành một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từnay đến năm 2015; điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Địnhđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; kế hoạch triển khai thực hiện chiến lượcphát triển du lịch Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030; xây dựng Quy hoạch các sản phẩm du lịch đặc thù của Bình Địnhgiai đoạn 2013 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường công tác quảng báxúc tiến du lịch trong và ngoài nước có trọng điểm và trọng tâm với chươngtrình cụ thể đáp ứng yêu cầu kích cầu du lịch của Trung ương và địa phương.
* Võ cổ truyền Bình Định được công nhận làdi sản phi vật thể quốc gia, niềm tự hào và là một trong những điểm nhấn quantrọng thu hút du khách đến với tỉnh nhà. Xin ông giới thiệu thêm về di sản đặcbiệt này?
Võ cổtruyền Bình Định là di sản phi vật thể quốc gia, được xem là niềm tự hào củangười dân Bình Định. Võ cổ truyền Bình Định không chỉ đơn thuần nhằm rèn luyệnkỹ năng, thể chất của con người, nâng cao khả năng tự vệ, hướng tới sự hòa hợpvề thể chất và tinh thần của con người mà thông qua việc tập luyện võ nghệ cònkhơi dậy lòng tự hào truyền thống thượng võ của dân tộc, tính nhân văn của conngười Việt Nam. Nổi bật hơn cả là các bài quyền, những môn võ đòi hỏi sự côngphu như đao, kiếm, xung, kích, thương, cung, phủ… của Võ Văn Dũng; Song phượngkiếm, Song đao phá thạch của Bùi Thị Xuân; Hùng kê quyền của Nguyễn Lữ… Võ cổtruyền Bình Định cũng đã phát triển khắp trong Nam ngoài Bắc, bắt đầu vươn racác nước và được người nước ngoài yêu thích, trân trọng.
Từ khiViệt Nam tăng cường hội nhập quốc tế, võ cổ truyền Bình Định đã được các nướcđặt quan hệ hợp tác, trao đổi, học tập thông qua các hoạt động đối ngoại vềlĩnh vực thể dục, thể thao.
Hiệnnay phát triển Võ cổ truyền Bình Định thành sản phẩm du lịch thông qua các kỳliên hoan Quốc tế võ cổ truyền, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nướcđến nghiên cứu, học tập và giao lưu võ thuật. Đặc biệt, trong những năm gần đâycác lò võ như: Lõ võ Phan Thọ - huyện Tây Sơn, Lõ võ Hồ Sừng - huyện Tây Sơn,lò võ Lý Xuân Hỷ - huyện An Nhơn, lò võ Lê Văn Cảnh - huyện An Nhơn, lò võ PhiLong Vịnh - huyện Tuy Phước, CLB võ thuật chùa Long Phước - huyện Tuy Phước đãtrở thành những điểm đến hấp dẫn của các đoàn khách trong nước và quốc tế đếntìm hiểu, tham quan du lịch.
* Trong thời gian tới, để khôi phục, bảo tồnnhững giá trị quý giá, đưa võ Bình Định trở thành một sản phẩm du lịch mang đặctrưng riêng, một thương hiệu mạnh và phát triển bền vững, tỉnh có những biệnpháp cũng như sự đầu tư cần thiết nào?
Ngày06/12/2012 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 671/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đềán Bảo tồn và phát triển một số lò võ cổ truyển Bình Định để phục vụ phát triểndu lịch đến năm 2015. Trong đó, Đề án chú trọng đến công tác bảo tồn, đầu tưnâng cấp 6 lò võ tiêu biểu của các huyện Tây Sơn, Tuy Phước, thị xã An Nhơn thôngqua: làm mới đường vào các lò võ, hỗ trợ kinh phí mua trang phục và binh khíbiểu diễn, hỗ trợ kinh phí cho võ sư phụ trách võ đường. Sở Văn hóa, Thể thaovà Du lịch phối hợp với Liên đoan Võ thuật tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin cácHuyện, Thị xã, Thành phố từng bước chiêu sinh, mở lớp giảng dạy võ thuật chocác trường Trung học cơ sở tạo thành một phong trào ở các địa phương. Theothống kê, trong 9 tháng đầu năm 2013, lượng khách đến tham quan và nghiên cứutìm hiểu tại các lò võ và võ sinh tập luyện gia tăng cao so với các năm trước.
Trongthời gian đến, Đề án tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ: đầu tư 6 lò võ thuộc giaiđoạn 1 của Đề án và đầu tư 10 võ đường thuộc giai đoạn 2; triển khai tổ chứclớp tập huấn cho các võ sư, võ sinh nhằm nâng cao nhận thức phát triển chấtlượng nguồn nhân lực; triển khai dự án in sách; phối hợp với Sở Giáo dục và Đàotạo hướng dẫn tổ chức hoạt động võ thuật theo hướng mở CLB võ thuật trong nhàtrường, dạy một số bài cơ bản của võ Bình Định trong các giờ ngoại khóa và đưavõ cổ truyền vào nội dung tổ chức Hội khỏe Phù Đổng của tỉnh năm học 2014-2015.
* Xin cảm ơn ông!
NT (nguồn: Báo Thế Giới &Việt Nam)