Bình Định đang lên kế hoạch đầu tư 120 triệu USD xây dựng vùng nguyên liệu dệt may. Cũng tại Bình Định, Vinatex sẽ nghiên cứu khả năng đầu tư một nhà máy dệt nhuộm với công suất 60 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 100 triệu USD/năm.
BIDV camkết tài trợ 600 triệu USD cho Vinatex và Bình Định phát triển tổ hợp dệt may
Bình Địnhsẽ trở thành “thủ phủ” dệt may
Thông tin từ Ngân hàng BIDV và Tậpđoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, khởi đầu từ sáng kiến của BIDV, Vinatexđã báo cáo đề xuất UBND tỉnh Bình Định tìm kiếm các khả năng, cơ hội đầu tư Khuliên hiệp sản xuất may mặc xuất khẩu, triển khai chuỗi siêu thị quảng bá sảnphẩm dệt may Việt Nam theo đúng tinh thần “Người Việt dùng hàng Việt”.
Theo đó, Vinatex đã đề xuất tỉnhBình Định khả năng đầu tư khép kín một khu công nghiệp theo quy trình: từnguyên liệu đến công nghệ dệt, đến sản xuất đồ dùng may mặc, đến xuất khẩu hànghóa và cung ứng đến các hệ thống siêu thị trong và ngoài nước.
Cụ thể: tỉnh Bình Định nghiên cứukhả năng cung ứng một vùng nguyên liệu khoảng 60.000 ha, nếu tính cả các tỉnhlân cận, tổng diện tích vùng ước đạt khoảng 100.000 ha. Đây sẽ là nguồn cungcấp nguyên liệu to lớn, dồi dào cho khoảng 30.000 tấn sợi với tổng mức đầu tưkhoảng 120 triệu USD. Ngoài ra, Vinatex sẽ nghiên cứu khả năng đầu tư một nhàmáy dệt nhuộm công suất 60 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 100 triệu USD/năm vàđầu tư từ 8- 10 nhà máy may mặc, xuất khẩu với tổng vốn đầu tư khoảng 30 triệuUSD và đề xuất xây dựng chuỗi các siêu thị, kênh bán hàng trực tiếp tại Thànhphố Quy Nhơn, các thị xã, thị tứ trong tỉnh.
UBDN Bình Định cam kết sẽ đáp ứngcác mong muốn, đề xuất của Vinatex về nguồn cung ứng nguyên liệu cũng như quỹđất xây dựng Nhà máy sợi dệt nhuộm.
BIDV tài trợ 600 triệu USD choVinatex chạy đua TPP
Ngày 15/1, tại Bình Định, BIDV vàVinatex đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc BIDV thực hiện tài trợ vốn và dịchvụ cho Vinatex thực hiện đầu tư, mở rộng, chiều sâu và đổi mới công nghệ hướngtới kế hoạch Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương(TPP). Theo đó, BIDV cam kết tài trợ Vinatex gói tín dụng với doanh số cấp tíndụng lên tới 600 triệu USD trong giai đoạn 2014-2016.
Trong đó bao gồm hai cấu phần: Vốnvay ngắn hạn là 250 triệu USD cho mục đích bổ sung vốn lưu động, tài trợ xuấtnhập khẩu và các nhu cầu vay ngắn hạn khác; Vốn vay trung dài hạn là 350 triệuUSD tài trợ các dự án đầu tư của Vinatex và các đơn vị thành viên. Trong đó đặcbiệt ưu tiên cho chương trình đầu tư cụm công nghiệp Sợi – Dệt – Nhuộm – May –Xuất khẩu và Trung tâm siêu thị thương mại tại Bình Định.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồngQuản trị BIDV tin tưởng, với sự hỗ trợ cung ứng vốn và dịch vụ của BIDV,Vinatex nói riêng, ngành dệt may Việt Nam nói chung sẽ có sự chuẩn bị tốt nhấtcho việc Việt Nam gia nhập TPP, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củangành.
Ông Trần Quang Nghị, Tổng giám đốcVinatex cho rằng, với cam kết rót vốn của BIDV, Vinatex sẽ có đủ vốn cho cácchương trình, dự án đầu tư của tập đoàn, nhất là dự án tổ hợp dệt may ở Bình Định,nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Dự kiến ngành sẽ sớm đạt mục tiêu đạt tỷ lệnội địa hóa 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.
Vinatex là tổ hợp các công ty đasở hữu gồm có công ty mẹ và 120 doanh nghiệp thành viên bao gồm các công ty sảnxuất trong lĩnh vực dệt may, hạ tầng khu công nghiệp, viện, trường và các hệthống bán lẻ trong toàn quốc. Hiện tại, Vinatex đã có quan hệ thương mại vớihơn 400 tập đoàn, công ty đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạchxuất khẩu hàng năm chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may cảnước.
NguyễnNghĩa (Nguồn: baodautu.vn)