Hiện nay, công tác điềuphối các sáng kiến hợp tác khu vực (HTKV) đặc biệt phức tạp do có rất nhiều các sáng kiến HTKV, và mỗi sángkiến đòi hỏi cách thức điều phối khác nhau. Tuy nhiên, không có một cơ quanchuyên trách nào giám sát quản lý tất cả các sáng kiến HTKV. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoại giao được giaolà cơ quan đầu mối quốc gia cho nhiều sáng kiến HTKV khác nhau.
Hiện vẫnchưa có một cơ chế hoạt động chính thức nào giúp quản lý một cách tổng thể việctham gia của Việt Nam vào các sáng kiến này, giúp đưa ra định hướng chiến lượcđể có thể xác lập một cách hiệu quả vị thế của Việt Nam trong các tổ chức khácnhau trong khu vực, và quyết định ưu tiên quốc gia trong từng sáng kiến đểtránh tình trạng chồng chéo. Bên cạnh đó, cũng chưa có quy trình hoạt độngchuẩn cho công tác điều phối hoạt động HTKV. Để tối đa hóa lợi ích từ sáng kiếnASEAN, GMS và các chương trình khu vực và tiểu vùng khác, Việt
Do vậy, ngày29/11/2013, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng đại diện Ngân hàng Pháttriển Châu Á đã đồng chủ trì tổ chức cuộc học lần 1 mạng lưới hợp tác và hộinhập nhằm thống nhất mục tiêu, vai trò, chức năng, tổ chức và thành phần củamạng lưới để giúp cải thiện công tác điều phối các hoạt động và sáng kiến liênquan đến Chương trình Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mê Công Mở rộng (Chương trìnhGMS).
Mục tiêucủa mạng lưới là thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và công tác tham vấn giữa cácbộ chủ quản, chính quyền tỉnh và khu vực tư nhân có liên quan đến Chương trìnhGMS. Mạng lưới được hình dung là sẽ hoạt động như một cơ chế điều phối các hoạtđộng ở tiểu vùng thông qua việc chia sẻ thông tin, mối quan hệ tương tác giữacác cơ quan bộ ngành và hợp tác đa ngành. Mạng lưới được kỳ vọng là sẽ giúp tạora sự tiếp nối, thiết lập trách nhiệm giải trình, và tạo thuận lợi cho hoạtđộng điều phối giữa các cơ quan bộ ngành liên quan ở Việt Nam cũng như với cácđối tác ở các quốc gia thành viên GMS khác. Thành viên của mạng lưới sẽ nhận vàcung cấp thông tin thích hợp trong lĩnh vực hoạt động của mình. Các thành viênsẽ họp định kỳ để thảo luận các vấn đề và kế hoạch đầu tư liên quan đến GMS,cũng như rà soát tiến độ thực hiện Chương trình GMS tại Việt
Mạng lướisẽ bao gồm các thành viên và một ban thư ký. Thành viên sẽ là các đại diện đượcchỉ định (được gọi là cán bộ đầu mối) của (i) các bộ chủ quản có tham giaChương trình GMS; (ii) các bộ đóng vai trò là ban thư ký quốc gia cho các sángkiến HTKV chính (ví dụ: Bộ Ngoại giao đối với sáng kiến ASEAN và Bộ Tài Nguyênvà Môi trường đối với sáng kiến Ủy ban Sông Mê Công); (iii) các tỉnh tham giacác hoạt động GMS; và (iv) khu vực tư nhân (Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam). Các tổ chức khác như viện nghiên cứu có thể được mời làm thành viênhoặc tham dự các cuộc họp của mạng lưới nếu phù hợp. Ban thư ký mạng lưới sẽchịu trách nhiệm (i) thu thập và phổ biến thông tin tới các thành viên trongmạng lưới; (ii) tổ chức các cuộc họp của mạng lưới bao gồm cả việc chuẩn bịchương trình nghị sự và các tài liệu họp; (iii) cập nhật danh sách cán bộ đầumối; và (iv) chuẩn bị báo cáo về hoạt động của mạng lưới.
Cán bộ đầumối ở cấp trung ương và địa phương sẽ có các nhiệm vụ sau (i) là đầu mối liênlạc chính giữa cơ quan chủ quản và ban thư ký mạng lưới; (ii) điều phối sự thamgia của cơ quan chủ quản trong các hoạt động GMS; (iii) tiếp nhận thông tin từban thư ký mạng lưới và phổ biến tới các cán bộ liên quan trong cơ quan của mình;(iv) thu thập thông tin từ các cán bộ có liên quan trong cơ quan và chuyểnthông tin đó tới ban thư ký mạng lưới; và (v) tham dự họp mạng lưới. Một bộ cóthể có nhiều hơn một cán bộ đầu mối nếu việc có thêm cán bộ đầu mối cho tiểungành trực thuộc là cần thiết.
Theo đó,các Bộ chủ quản gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [Nhóm Công tácngành Nông nghiệp GMS], Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [Nhóm Côngtác ngành Du lịch GMS], Bộ Giáo dục và Đào tạo [Nhóm Công tác Phát triển NguồnNhân lực GMS], Bộ Y tế [Nhóm Công tác Phát triển Nguồn Nhân lực GMS], Bộ CôngThương [Diễn đàn Năng lượng Tiểu vùng GMS], Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội[Nhóm Công tác Phát triển Nguồn nhân lực GMS], Bộ Tài nguyên và Môi trường[Nhóm Công tác Môi trường GMS], Bộ Bưu chính Viễn Thông [Diễn đàn Viễn thôngTiểu vùng GMS], Bộ Giao thông Vận tải [Diễn đàn Giao thông Tiểu vùng GMS].
Cơ quanGiám sát/Ban Thư ký Quốc gia của các sáng kiến HTKV gồm: Văn phòng Chính phủ, BộTài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [GMS], Bộ Ngoại giao [ASEAN], Bộ Công Thương[Bộ trưởng Kinh tế ASEAN], Bộ Tài nguyên Môi trường [Ủy ban Sông Mê Công].
Các tỉnh/Thànhphố tham gia mạng lưới gồm:
· Trên Hành lang Kinh tế Bắc-Nam: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, HảiDương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,Yên Bái.
· Trên Hành lang Kinh tế Đông-Tây: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, QuảngTrị.
· Trên Hành lang Kinh tế phía Nam: Bà Rịa – Vũng Tầu, Bình Định, Cà Mau, Đồng Nai, Gia Lai,thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Tây Ninh.
· Các tỉnh nằm trong Khu vực Tam giác Phát triển CLV (TGPT CLV): BìnhPhước, Đắk Lăk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Hành lang kinh tế phía Nam (SEC): gồm 3 tuyếnnối phía Nam Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam. Theo quy hoạch, hành langphía Nam đi vào hoạt động từ 2010 - 2012. Năm 2007, GMS thông qua Chiến lượcgiao thông tiểu vùng Mêkông 2006-2015, điều chỉnh lại quy hoạch các hành langkinh tế tiểu vùng gồm 9 hành lang.
So với quy hoạch trước đây, trong Chiến lượcgiao thông GMS 2006-2015 có một số điểm mới: (i) Mở các tuyến liên kết 3 hànhlang chính trước đây; (ii) Mở thêm các tuyến mới phía Tây liên kết tiểu vùngMêkông với Ấn Độ; (iii) Ngoài 3 cửa ngõ ra biển phía Đông hiện có là TP.HCM,Hải Phòng, Đà Nẵng, quy hoạch mở thêm 2 cửa ngõ mới ở Việt Nam là Thanh Hóa và Quy Nhơn.
Hành lang phía Bắc: Tamu (Ấn Độ) - Mandalay(Myanmar) - Côn Minh - Nam Ninh (Trung Quốc); Hành lang phía Đông: Côn Minh -Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng- TP. HCM; Hành lang Bắc -Nam: Côn Minh - Bangkok;
Hành lang phía Tây: Tamu (Ấn Độ) - Mawlamyine(Myanmar); Hành lang Đông - Tây: Mawlamyine (Myanmar) - Tak - Khỏn Khèn -Mukdahan (Thái Lan) - Savanakhet (Lào) - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng;
Hành lang Đông- Bắc: Bangkok - Luang Phrabang- Sầm Nưa - Thanh Hóa; Hành lang trung tâm: Boten- Luang Phrabang- Pakse (Lào)- Stung Treng - Kong Pongcham - Phnom Penh - Sihanoukville (Campuchia);
Hành lang phía Nam: gồm 2 nhánh: Bangkok -Phnom Penh - TP.Hồ Chí Minh và Bangkok –Seam Riep - Stung Treng – Pleiku - Quy Nhơn;
Hành lang bờ biển phía Nam: Bangkok - PhnomPenh - Hà Tiên - Cà Mau - Nam Căn.
NB