Dự án Xử lý chất thải rắn y tế Bình Định được đưa vào Danh mục dự án PPP tiềm năng quốc gia
16/09/2013

 

Tại Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam – Nhật Bản 2013 (VJES 2013) tổ chức vào đầu tháng 9/2013, ông LêVăn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kiêm Thư kýBan chỉ đạo của Chính phủ về PPP cho biết, thời gian qua, các địa phương đã đềxuất 180 dự án đầu tư theo mô hình PPP, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xemxét 15 dự án khả thi.

 


Hiện tại, ngoài 3 dự ánđang trong quá trình triển khai lựa chọn nhà đầu tư, trong đó nổi bật là Dự ánđường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (Bình Thuận), với tổng mức đầu tư 680 triệuUSD, còn có 7 dự án tiềm năng, đang hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu thực hiện đầutư theo mô hình PPP. Trong số này, có 2 dự án thuộc khu vực miền Trung. Đó làDự án Hệ thống xe buýt TP. Đà Nẵng, với tổng mức đầu tư dự kiến 25 triệu USD vàDự án Hệ thống Cấp nước sông Nhùng (tỉnh Quảng Trị) có vốn đầu tư 22 triệu USD.

Các dự án khác, có quy mônhỏ hơn, bao gồm Nhà máy Xử lý chất thải rắn cho các đô thị phía Nam Quốc lộ 13tỉnh Bình Phước, vốn đầu tư 3,5 triệu USD; Dự án Xử lý chất thải rắn y tế toàntỉnh (Bình Định), vốn đầu tư 2,4 triệu USD; Dự án Bãi rác tập trung và Nhà máyXử lý rác thải Đông Hòa, vốn đầu tư 16 triệu USD…

“Nếu các dự án này đượcđầu tư xây dựng, thì hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội của Việt Nam sẽ dần đượchoàn thiện, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia”, ông Tăngnói.

Được đánh giá là có nhiềutiềm năng, nhưng trên thực tế, chưa có dự án PPP nào được triển khai xây dựng.Ngay cả Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, dự án được lựa chọn thí điểmđầu tư theo mô hình PPP đầu tiên, cho đến nay vẫn đang trong quá trình “chàohàng” cho nhà đầu tư thứ hai, bên cạnh Bitexco đã được lựa chọn.

Tuy nhiên, ngoại trừ Dựán đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang có những động thái triển khai khátích cực sau khi được Chính phủ chấp thuận một cơ chế riêng, vẫn còn nhiềuvướng mắc liên quan đến việc đầu tư xây dựng các dự án PPP ở Việt Nam. Thiếukhung khổ pháp lý là một trong những nguyên nhân đầu tiên.

Thực tế, năm 2010, đểtriển khai thí điểm PPP, Chính phủ đã ban hành Quyết định 71/2010/QĐ-TTg liênquan đến vấn đề này. Trước đó, Nghị định 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hìnhthức hợp đồng BOT, BTO, BT, một dạng của PPP, cũng đã có hiệu lực thi hành. Tuynhiên, quá trình triển khai cả 2 văn bản pháp luật này đã nảy sinh những bấtcập, đặc biệt trong các quy định về bảo lãnh Chính phủ, phần tham gia của Nhànước…

Theo ông Tăng, cùng vớiviệc sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách cho PPP phát triển, thời gian tới, ViệtNam sẽ tập trung nghiên cứu, lựa chọn các dự án tiềm năng. “Sẽ ưu tiên các dựán có tính thương mại cao để thực hiện theo mô hình PPP”.

Nghị quyết 103/NQ-CP màChính phủ vừa ban hành về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quảnlý dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đề cập việc phải khẩn trương khắcphục những bất cập hiện nay trong thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng theo hướngđảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư, nâng cao cam kết chuyển đổi ngoại tệ, tăngcường biện pháp hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tưtriển khai các dự án đầu tư theo mô hình PPP.

Đây chính là những vướngmắc cơ bản khiến không chỉ các dự án PPP khó triển khai, mà ngay cả các dự ánBOT cũng chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân, nhất là tưnhân nước ngoài.

Ngày 22/8/2013,tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo vềđầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo.Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo. Sau khinghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp,Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo đã kết luận như sau:

1. Đẩy mạnh triển khai theohình thức PPPlà một trong các giải pháp để tái đầu tư công, đáp ứngđòi hỏi cấp thiết để sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phát triển. Đây là vấnđề còn mới, là thách thức ln, đòi hỏi sự quyết tâm và phối hợpthường xuyên của các Bộ, ngành và địa phương trong nghiên cứu, chỉ đạo thựchiện; kịp thi báo cáo Ban Chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, phát sinh.

2. Đồng ý chủ trương hợp nhấtNghđịnh s108/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của ThtướngChính phủ thành Nghị định về đu tư theo hình thức đối tác công - tư.Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ ban hànhtheo quy định. Lưu ý, bổ sung quy định về các hình thức hợp đồng PPP mới(trong đó có hình thức BOO) để tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt trong quá trìnhtriển khai thực hiện; đồng thi chỉ quy định những nội dung đặc thùcủa hình thức đầu tư PPP; không nhắc lại các nội dung mà các Luật đã có quyđịnh. Trong thời gian chờ Nghị định hợp nhất được ban hành, mọi công việc liênquan đến chuẩn bị, triển khai các dự án PPP (bao gồm cả các dự án BOT,BT, BTO) thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Một số nhiệm vụ cần tiếp tụctriển khai trong thời gian tới:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếptục đôn đốc các Bộ liên quan kiện toàn Tổ chuyên trách về PPP; tổng hợp danh mục dự án đầu tư PPP, trình Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt; chủ trì,phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn, vốn ngân sách trung ương làm vốn đốiứng cho dự án PPP (khoảng 20.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2014-2015), báo cáo cấpcó thầm quyền xem xét, quyết định.

- Các Bộ, rà soát, đánh giátình hình thực hiện đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý trong thời gian qua, từ trungương đến địa phương; từ đó đánh giá hiện trạng cơ cấu vốn công tư trong ngành, xácđịnh rõ lĩnh vực tiềm năng và kế hoạch tái cơ cấu vốn đầu tư, gửi Bộ Kế hoạchvà Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2013.

- Các Bộ, ngành, địa phươngchủ động tổ chức lập dự án đầu tư theo hình thức PPP để làm cơ sở kêu gọi, thuhút các nhà đầu tư tư nhân.

 

NB