Chiến lượt công nghiệp hóa Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030
20/08/2013

 

Ngày 01/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1043/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lượt công nghiệp hóa Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Chiến lượt CNH). Chiến lượt này thúc đẩy thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tổng thể của Việt Nam, tập trung vào sáu ngành công nghiệp ưu tiên được chọn trên cơ sở lợi thế so sánh của Việt Nam để tạo ra những ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế; góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đến năm 2020; tạo bước đột phá trong thu hút và tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng.

 

Ngày 01/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1043/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lượt công nghiệp hóa Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Chiến lượt CNH). Chiến lượt này thúc đẩy thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tổng thể của Việt Nam, tập trung vào sáu ngành công nghiệp ưu tiên được chọn trên cơ sở lợi thế so sánh của Việt Nam để tạo ra những ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế; góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đến năm 2020; tạo bước đột phá trong thu hút và tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng.

Tầm nhìn của Chiến lượt là phát triển vượt bậc sáu ngành công nghiệp ưu tiên, bao gồm: điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; và sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế. Các ngành được ưu tiên phát triển trong Chiến lược CNH giữ vai trò dẫn dắt v thúc đy thu hút đu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trước hết là doanh nghiệp Nhật Bản, tạo lan tỏa công nghệ và lan tỏa kỹ năng đối với ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Mục tiêu chung: Ưu tiên phát triển sáu ngành công nghiệp được lựa chọn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng trưởng năng suất lao động và tạo dựng năng lực cạnh tranh quốc tế; phát triển những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa công nghệ, đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Các mục tiêu cụ thể:

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể và khả thi cho từng ngành trong số sáu ngành đã chọn; tập trung vào một số phân ngành, sản phẩm chiến lược; thực hiện dự án thí điểm trong từng ngành, phân ngành nếu cần thiết.

Việt Nam và Nhật Bản hợp tác thu hút dự án đầu tư có chất lượng của Nhật Bản vào các ngành công nghiệp ưu tiên và ngành có liên quan.

Huy động tối đa sự tham gia của Chính phủ - doanh nghiệp - nhà khoa học của Việt Nam và Nhật Bản vào toàn bộ quá trình xây dựng, thực hiện và đánh giá hiệu quả phát triển các ngành công nghiệp được lựa chọn.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đối với các ngành ưu tiên phát triển:

- Đến năm 2020, các ngành được ưu tiên phát triển:

Các ngành được ưu tiên phát triển đi đầu trong áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Giá trị sản xuất của các ngành ưu tiên tăng tối thiểu 20% hàng năm và đóng góp tối thiểu 35% vào tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Đứng trong số mười ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất.

- Đến năm 2030, các ngành được ưu tiên phát triển chủ yếu áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Sáng ngày 21/8/2013, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương là bộ phận điều phối của Tổ công tác Chiến lượt CNH tổ chức hội thảo nhằm để giới thiệu và triển khai Chiến lượt tại thành phố Đà Nẵng. Thành phần tham dự là các Sở, Ban ngành và các Hiệp hội, doanh nghiệp của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định sẽ tham gia hội thảo này.

 

Trương Chương