Từ năm 2011 đến năm 2013, Bình Định có 18 dự án ODA được triển khai với tổng vốn đầu tư trên 4.939,27 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 4.232,26 tỷ đồng và vốn đối ứng trong nước 706.92 tỷ đồng, phần lớn các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh đều thực hiện giải ngân đạt tỷ lệ thấp.
Từ năm 2011 đến năm 2013, Bình Định có 18 dự án ODA được triển khai với tổng vốn đầu tư trên 4.939,27 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 4.232,26 tỷ đồng và vốn đối ứng trong nước 706.92 tỷ đồng, phần lớn các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh đều thực hiện giải ngân đạt tỷ lệ thấp.
Trong những năm qua, nhờ sự tích cực vận động của tỉnh, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương và các nhà tài trợ như WB, ADB, AFD (Pháp), Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã có nhiều dự án ODA được triển khai trên địa bàn tỉnh. ODA trở thành nguồn vốn quan trọng góp phần tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên là xây dựng cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giao thông nông thôn, cấp nước, y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo.... góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tình hình giải ngân
Trong năm 2011, giải ngân được 432,47 tỷ đồng (đạt 56% so với kế hoạch), trong đó vốn ODA 307,42 tỷ đồng, vốn đối ứng 45,05 tỷ đồng. Năm 2012 giải ngân được 618,43 tỷ đồng (đạt 49% so với kế hoạch), vốn ODA 505,458 tỷ đồng, vốn đối ứng 112,98 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, giải ngân được 310,73 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 262,497 tỷ đồng, vốn đối ứng 48,23 tỷ đồng (đạt 26% so với kế hoạch), dự kiến giải ngân cả năm 2013 của các dự án ODA trên địa bàn tỉnh khoảng 750 tỷ đồng (đạt khoảng 75% so với kế hoạch).
Có thể thấy, tình hình giải ngân vốn ODA trong gần 3 năm qua của Bình Định chưa cao bắt nguồn từ những nguyên nhân sau
Quy trình và thủ tục thu hút và sự dụng vốn ODA còn nhiều điểm chưa rõ ràng và thiếu minh bạch. Thủ tục pháp lý về ODA của Việt Nam và nhà tài trợ có nhiều điểm chưa hài hòa, gây chậm trễ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư và tăng chi phí giao dịch.
Về công tác theo dõi và đánh giá các dự án ODA, một số BQL dự án chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, hoạt động thanh quyết toán tài chính ở một số dự án vẫn chưa thực hiện xong mặc dù dự án đã kết thúc.
Giai đoạn khởi động dự án còn chậm do gặp nhiều vướng mắc trong các khâu lập kế hoạch, hoạt động, giải ngân, thuê tuyển chuyên gia tư vấn....
Các cán bộ kiêm nhiệm vừa đảm nhiệm công việc chuyên môn vừa tham gia các hoạt động của dự án nên thời gian dành cho dự án bị hạn chế. Bên cạnh đó, chính sách tiền lương của các cán bộ có nhiều điểm chưa phù hợp.
Năng lực của một số Ban QLDA còn có nhiều hạn chế. Đặc biệt ở các khâu như: lập kế hoạch, quản lý rủi ro trong quá trình triển khai, kỹ năng theo dõi, đánh giá...
Quá trình phối kết hợp giữa các bên liên quan trong triển khai dự án cũng còn có một số khó khăn, vướng mắc.
Các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA trong thời gian tới
Cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực thể chế, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy theo hướng thật minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao.
Cần có sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao nhằm đảm bảo việc thực hiện các chương trình, dự án ODA có hiệu quả, tránh tình trạng gây thất thoát, lãng phí. Thông qua đó, sẽ tạo dựng được niềm tin của công đồng quốc tế đối với Việt Nam và thành công vận động và thu hút vốn ODA.
Trương Chương