20 năm quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
14/08/2013

 

Bình Định thuộc vùng Duyên hải miền Trung, cơ sở hạ tầng đangdần hoàn thiện, kinh tế còn nhiều khó khăn, hàng năm thường chịu nhiều thiệt hạido thiên tai, dịch bệnh gây ra. Trong những năm qua, nhờ sự tích cực vận độngcủa tỉnh, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương và các nhàtài trợ, Bình Định đã có nhiều dự án sử dụng vốn ODA cóquy mô lớn được triển khai

 

Bình Định thuộc vùng Duyên hải miền Trung, cơ sở hạ tầng đangdần hoàn thiện, kinh tế còn nhiều khó khăn, hàng năm thường chịu nhiều thiệt hạido thiên tai, dịch bệnh gây ra. Trong những năm qua, nhờ sự tích cực vận độngcủa tỉnh, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương và các nhàtài trợ, Bình Định đã có nhiều dự án sử dụng vốn ODA cóquy mô lớn được triển khai. ODA trở thành nguồn vốn quan trọng gópphần tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh, tập trung vàocác lĩnh vực ưu tiên là xây dựng cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giao thông nông thôn,cấp nước, y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo.... góp phần tích cực thực hiệncác mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong giai đoạn từ 1993 đến 2013,trên địa bàn tỉnh Bình Định có 41 dự án ODA triển khai thực hiện với tổng vốnđầu tư 380,05 triệu USD. Trong đó vốn ODA 325,72 triệu USD từ các nhà tài trợNgân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ môi trường toàncầu (GEF), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan hợp tác quốctế  Hàn Quốc (KOICA),... Chính phủ cácquốc gia Bỉ, Hà Lan, Phần Lan, CHLB Đức, Pháp (AFD), New Zealand, Thụy Điển, Lucxembourgvà một số nhà tài trợ khác viện trợ trong các lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông,cấp nước sạch, giáo dục, y tế, phát triển nông nghiệp nông thôn...

Hiệu quả tác động và tính bền vững của các chương trình, dự án ODA

Hiệu quả mà các dự án manglại có ý nghĩa thiết thực góp phần cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các vùng đôthị, nông thôn và miền núi tạo đà phát triển cho các vùng; giảm dần khoảng cáchchênh lệch về chất lượng giáo dục tiểu học, trung học giữa các vùng miền, tạo điềukiện nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn tỉnh; đáp ứng nhu cầu vốn của nôngdân, các hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các vùng nông thôn trên địabàn tỉnh, góp một phần phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinhthần, tạo công ăn việc làm cho người lao động; giúp các huyện của tỉnh đầu tưphát triển nông nghiệp và nông thôn, cải thiện một bước quan trọng đời sống củangười dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong các ngành và lĩnh vựcưu tiên vốn ODA, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèocó các chương trình và dự án ODA của tỉnh ký kết trong thời kỳ 1993-2013 đạttổng trị giá khoảng 71,26 triệu USD, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như Dựán hạ tầng nông thôn, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộngđồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (WB) vànhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xóa đói, giảm nghèo khác,....đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đờisống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất làtrong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáodục. 

Lĩnh vực Năng lượng và Côngnghiệp tỉnh có 2 dự án Năng lượng nông thôn II Bình Định 25 xã và 26 xã tổngvốn đầu đầu tư 11,6 triệu USD, trong đó vốn ODA 10 triệu USD được sự hỗ trợ củaNgân hàng Thế giới đầu tư cho việc xây dựng mới và cải tạo lưới điện hạ thế nôngthôn (đường dây 0,4 KV). Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnhnguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nướctrong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồnvà lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm. Từ khi các côngtrình đưa vào sử dụng, chất lượng điện năng luôn ổn định, tỷ lệ tổn thất điệnnăng trung bình giảm xuống rõ rệt từ 25-30% xuống còn khoảng 7-10%, người dâncó thể yên tâm đầu tư máy móc chế biến, phát triển sản xuất các ngành nghề tiểuthủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địaphương, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn.

Lĩnh vực Giao thông Vận tảivới tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 25,82 triệu USD. Nhờ nguồn vốnnày, Bình Định đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông. Cácdự án đã triển khai hầu nâng cấp, cải tạo, sửa chữa một số tuyến đường trọngyếu của 11 huyện, thành phố trong tỉnh, nhằm từng bước kiên cố hóa hệ thốngthoát nước và kết cấu mặt đường, cải thiện chất lượng mạng lưới đường giaothông nông thôn trên toàn tỉnh, góp phần nâng cao năng lực lưu thông ở nôngthôn, mang lại hiệu quả kinh tế, văn hóa xã hội cho nhân dân từng địa phươngtham gia dự án. . Đây là những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúcđẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầutư trực tiếp nước ngoài.

Lĩnh vực Y tế, giáo dục đàotạo, vệ sinh môi trường, cấp nước sạch là những lĩnh vực ưu tiên thu hút và sửdụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án đã ký đạt tổng số vốnkhoảng 186,51 triệu USD.

Trong lĩnh vực giáo dục đàotạo có tổng vốn đầu đầu tư 26,17 triệu USD, trong đó vốn vay 7,2 triệu USD vàviện trợ 10,97 triệu USD. ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở cáccấp học giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đặcbiệt là Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã góp phầncải thiện điều kiện cơ sở vật chất cho các trường, tạo điều kiện nâng cao chấtlượng dạy và học; góp phần giải quyết xóa phòng học tạm, phòng học ca 3, lànhững điểm tránh bão, lụt cho nhân dân ở những vùng thường xuyên bị lụt, bão…

Trong lĩnh vực y tế có tổngvốn đầu tư 58 triệu USD, trong đó viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao,khoảng 42% trong tổng vốn ODA (khoảng 15,97 triệu USD) đã được sử dụng để tăngcường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnhviện và tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thànhphố, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, xây dựng cơ sở sản xuất khángsinh, trung tâm truyền máu quốc gia,..., tăng cường công tác kế hoạch hóa giađình, phòng chống HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét; đào tạo cánbộ y tế, hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.

Trong lĩnh vực cấp nướcsạch, vệ sinh môi trường có tổng vốn đầu tư gần 100 triệu USD. Trong đó, phảikể đến Dự án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn với tổng vốn đầu tư 77,54triệu USD, trong đó vốn ODA là 58,76 triệu USD và được viện trợ không hoàn lạibởi Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chính phủ Nhật Bản 6,92 triệu USD; Dự ánCấp nước và vệ sinh môi trường tại tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư 13 triệuUSD, được viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Bỉ là 11 triệu USD và các dự ánkhác do ADB, Chính phủ Bỉ viện trợ không hoàn lại đã và đang cải thiện hệ thốngcấp nước sinh hoạt; giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước, xử lý nước thải, chấtthải, rác thải rắn ở thành phố Quy Nhơn, các khu công nghiệp và một số khu đôthị, khu dân cư tập trung của tất cả các huyện.

Nhiều chương trình và dự ánODA hỗ trợ Việt Nam bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như các chươngtrình trồng rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; các chương trình và dự ánxây dựng và bảo vệ các khu sinh quyển, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,...

Những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tácphát triển của Bình Định  hiện nay vàtrong thời gian tới.

Về thuận lợi:

Bình Định xác định nguồn vốnODA là một yếu tố hết sức quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội củatỉnh, trong thời gian tới tỉnh sẽ tăng cường công tác xây dựng danh mục dự ánODA, chủ động tiếp cận với các tổ chức quốc tế, các tài trợ đến với Bình Định.

Chính sách của nhà tài trợphù hợp với mục tiêu phát triển xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộcsống của tỉnh Bình Định.

UBND tỉnh Bình Định đã thựchiện việc phân cấp quản lý đầu tư cho các Sở, ngành chuyên môn làm chủ đầu tưcác dự án ODA. Ngoài ra, tỉnh cũng thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và tạo điềukiện cho các Ban quản lý dự án hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Những khó khăn thách thức:

Chính sách giải phóng mặtbằng cho các dự án ODA chưa thống nhất do đó chưa đảm bảo công bằng và đồngthuận trong xã hội; vì vậy dẫn đến nhiều dự án bị chậm tiến độ thực hiện vàgiải ngân.

Nhiều địa phương, cán bộ phụtrách chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của các dự án ODA; có nơicó lúc coi ODA là nguồn vốn nước ngoài cho không, nếu là vốn vay thì Nhà nướccó trách nhiệm trả nợ, dẫn tới một số dự án ODA kém hiệu quả.

Quy trình, thủ tục của nhàtài trợ và của phía Việt Nam rất phức tạp, trải qua nhiều bước, mất nhiều thờigian nên việc thực hiện dự án từ khâu xây dựng đến khi thực hiện dự án gặp rấtnhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, việc thi hànhcác văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý và sử dụng vốn ODA chưa nghiêm vàquy trình thủ tục pháp lý vốn ODA của Việt Nam và nhà tài trợ chưa hài hòa, gâychậm trễ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, làm giảm hiệu quảđầu tư và tăng chi phí giao dịch.

Cơ cấu tổ chức và phân cấptrong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA phần nào chưa đáp ứng được những yêucầu của quá trình đổi mới quản lý nguồn lực công. Hiện nay cán bộ phụ tráchcông tác ODA còn ít, năng lực một số cán bộ tham gia quản lý và thực hiện cácdự án ODA còn yếu kỹ năng hợp tác quốc tế và ngoại ngữ, thiếu chuyên nghiệptrong quản lý.

Những lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ hợp tác sắp đến của tỉnh

- Phát triển nông nghiệp vànông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói,giảm nghèo).

- Xây dựng hạ tầng kinh tếtheo hướng hiện đại.

- Xây dựng kết cấu hạ tầngxã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát triển và một số lĩnh vựckhác).

- Bảo vệ môi truờng và cácnguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Tăng cường năng lực thểchế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lựcnghiên cứu và triển khai.

Các giải pháp thúc đẩy mối quan hệ giữa Bình Định và các nhà tài trợ trongthời gian đến

Để tăng cường thu hút nguồnvốn ODA thời gian đến, tỉnh Bình Định sẽ chỉ đạo các chủ dự án triển khai cóhiệu quả và giải ngân nhanh nguồn vốn ODA các dự án đã được ký kết, đây là tiêuchí quan trọng làm cơ sở để tranh thủ vận động các nguồn vốn tài trợ mới hoặcđề nghị mở rộng chương trình dự án đang triển khai thực hiện của các nhà tàitrợ này.

Đẩy mạnh hình thức vận độngtrực tiếp các nhà tài trợ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp các Sở, ngành, địaphương đề xuất ý tưởng, xây dựng đề cương dự án chủ động tiếp cận nhà tài trợ,nhằm tranh thủ vận động các dự án có quy mô lớn theo định hướng ưu tiên củatỉnh đã được xác định trong danh mục ưu tiên vận động ODA, phù hợp với tiêu chítài trợ của nhà tài trợ, nhất là đối với các nhà tài trợ lớn như Nhật Bản, Bỉ,Pháp, ADB ...

Đối với các chương trình, dựán ODA do các Bộ ngành quản lý: Các Sở ngành tăng cường quan hệ với các Bộngành trung ương để nắm thông tin, chủ động xây dựng các tiểu dự án của tỉnhphù hợp với tiêu chí tài trợ và của từng chương trình, dự án để đăng ký thamgia chương trình dự án do các Bộ ngành trung ương quản lý, nhất là các lĩnh vựcy tế, giáo dục, giao thông nông thôn, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn,xoá đói giảm nghèo...

Thực hiện lồng ghép các dựán sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ vào kế hoạchphát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn; kết hợp đồng bộ với việc thực hiện các dựán liên quan từ các nguồn vốn khác để phát huy tốt hiệu quả đầu tư; thườngxuyên cập nhật, bổ sung danh mục dự án cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảotính hợp lý, khả thi trong thực hiện.

Cần tăng cường cải cách thủtục hành chính, nâng cao năng lực thể chế, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quytheo hướng thật minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao. Phải có sự nhận thứcđúng đắn về ODA, cần có sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao nhằm đảm bảo việcthực hiện các chương trình, dự án ODA có hiệu quả, phòng và chống được thấtthoát, lãng phí. Thông qua đó, sẽ tạo dựng được niềm tin của cộng đồng quốc tếđối với Việt Nam.

Củng cố đội ngũ thực hiện dựán có đầy đủ năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thực hiệntốt mục tiêu dự án. Xây dựng những chương trình, dự án có hiệu quả, hiệu suất,có lợi ích và tính bền vững./.

 

Trương Chương