Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản: Bước đầu thành công hơn mong đợi
19/06/2013

 

Từ ngày 10 đến 16.6, Đoàncông tác của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc dẫn đầu đã đến Nhật Bản đểtổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) tại đây. Trao đổi với PV Báo BìnhĐịnh ngay sau khi chuyến XTĐT ở Nhật Bản kết thúc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê HữuLộc cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm đến các dự án của Bình Địnhmang tới Nhật Bản để “chào hàng”. Ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Lê HữuLộc giới thiệu tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh với cácnhà đầu tư Nhật Bản.

.

 

Từ ngày 10 đến 16.6, Đoàncông tác của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc dẫn đầu đã đến Nhật Bản đểtổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) tại đây. Trao đổi với PV Báo BìnhĐịnh ngay sau khi chuyến XTĐT ở Nhật Bản kết thúc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê HữuLộc cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm đến các dự án của Bình Địnhmang tới Nhật Bản để “chào hàng”. Ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Lê HữuLộc giới thiệu tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh với cácnhà đầu tư Nhật Bản.

* Thưa Chủ tịch UBND tỉnh, so với chuyếnXTĐT trước đây của tỉnh ta tại Nhật Bản, chuyến XTĐT lần này có điểm gì mới?

- Đây là lần thứ hai trong vòng gần một năm trởlại đây tỉnh ta đã tổ chức đoàn công tác xúc tiến, mời gọi hợp tác đầu tư vớicác doanh nghiệp (DN) Nhật Bản. So với lần trước, chuyến XTĐT lần này chúng tađã có sự chuẩn bị cụ thể, mang tính chuyên nghiệp khá cao, từ các hoạt độngquảng bá của các cơ quan nhà nước đến nhà đầu tư, DN cùng tham gia. Tức là hoạtđộng XTĐT của chúng ta lần này đã tạo được sự quan tâm rất lớn và phía Nhật Bảnrất hài lòng, vì không có những dự án chung chung, cũng không có những đối tácchung chung, mà là những dự án cụ thể và những nhà đầu tư cụ thể. Đây là mộttín hiệu đáng mừng và chính phía Nhật Bản đã đánh giá như thế.

Lần xúc tiến này, Bình Định đã đàm phán trực tiếpvới nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản, như Pacific Development, Elliott,Ngân hàng Mitsui Sumitomo Finance & Leasing, Sumitomo Corp, GlobalConsulting Department, Tokyu Land, Mitsubishi Estate Co, Recof Corporation,Itochu Kenzai Corporation, Ukai, Luen Thai Fishing, Kyoto Kawauo… để mời chào 21dự án đầu tư.

Trong số 21 dự án này, đáng chú ý là các dự án dulịch, như khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến (rộng 287 ha, vốn đầu tư 300triệu USD), khu du lịch sinh thái đầm Thị Nại (rộng 800 ha, 400 triệu USD). Cácdự án hạ tầng cơ sở, như đường cao tốc sân bay Phù Cát - Khu kinh tế Nhơn Hội(dài 17 km, rộng 30 m, vốn đầu tư 37 triệu USD); cảng tổng hợp Nhơn Hội và khu hậucần cảng (công suất 12 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 300 - 400 triệu USD); đườngven biển Quy Nhơn - Tam Quan (dài 107 km, rộng 12 m, vốn đầu tư 400 triệu USD,hình thức đầu tư ODA (hỗ trợ phát triển chính thức), BT (đầu tư - chuyểngiao)). Bên cạnh đó, tỉnh cũng mong muốn thu hút đầu tư vào các dự án bệnhviện, trung tâm buôn bán cá ngừ, hay hạ tầng các khu công nghiệp… không chỉbằng hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mà còn là hợp tác nhà nước vàtư nhân (PPP),  BT, ODA.

* Qua đợt XTĐT lần này, Chủ tịch nhận thấy có những cơ hội gìmới mở ra cho tỉnh ta trong quá trình giới thiệu, hợp tác và kêu gọi sự đầu tưcủa các DN Nhật Bản vào địa bàn tỉnh?

- Trong thời gian lưu lại Nhật Bản, Đoàn công táccủa tỉnh đã làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị và DN Nhật Bản, phần lớn cácbuổi làm việc đạt được kết quả thiết thực. Ngay sau khi đến Tokyo, Đoàn đã cóbuổi làm việc với lãnh đạo Công ty Office Vivace Kyoto và Chi nhánh Công tyLuen Thai Fishing Ventere  Ltd tại Nhật Bản. Đây là hai công ty lớn trênlĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh cá ngừ đại dương. Với lợi thế về côngnghệ khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ, lãnh đạo hai công ty của NhậtBản đã đàm phán cụ thể với đối tác của Bình Định là Công ty cổ phần Thủy sảnBình Định để hợp tác trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ đạidương. Hai bên sẽ cử cán bộ trao đổi thông tin xúc tiến việc tìm thị trườngtiêu thụ cho cá ngừ của các DN Bình Định. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã hứa sẽ cóchương trình trợ giúp nông dân bảo quản thủy sản. Họ cũng cho biết, tháng 7 vàtháng 10 tới đây sẽ cử hai đoàn công tác tới Bình Định để tìm kiếm cơ hội hợptác xuất khẩu cá ngừ đại dương.

Trong chuyến công tác này, Đoàn cũng đã làm việcvới các DN chuyên ngành đầu tư xây dựng, tư vấn tài chính, kinh doanh hạ tầng,bất động sản tại Osaka.Các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng, tỉnh ta đang trong giai đoạn phát triển nênnhu cầu đầu tư xây dựng là rất lớn. Đây là cơ hội tốt để các DN Nhật Bản sangBình Định để đầu tư, kinh doanh. Các lĩnh vực có thể nghiên cứu triển khai ngaylà: đường sá, cảng biển, kho bãi, khu công nghiệp, khu chế xuất, bất động sản,du lịch, thương mại, dịch vụ, khách sạn…

Đoàn cũng đã làm việc với 10 tổ chức kinh tếtrong vùng Kansai, như: Liên hiệp kinh tế Kansai, Phòng Thương mại và Côngnghiệp Osaka, Trung tâm Chấn hưng công nghiệp Osaka… Đại diện các tổ chức kinhtế vùng Kansai bày tỏ thiện chí cao đối với chương trình XTĐT của tỉnh ta lầnnày. Sau hai lần tiếp xúc, một số DN trong vùng Kansai đã biết đến Bình Định, cũngnhư những vấn đề địa phương đang tăng cường hợp tác, thu hút đầu tư. Một số DN,tổ chức sau chuyến XTĐT lần trước đã tìm đến Bình Định để khảo sát và thực hiệncác bước để tiến đến hợp tác, đầu tư.

Trong buổi làm việc với tỉnh Osaka, ông Konishi -Phó Thống đốc phụ trách kinh tế tỉnh Osaka, cho rằng, với sự nhiệt tình vàphương cách mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản của tỉnh ta đã làm cho hình ảnhtỉnh Bình Định nổi bật ở vùng Osaka. Do vậy, ông cam kết sẽ cùng đoàn DN Osaka đến Bình Định trongthời gian sớm nhất để nghiên cứu cơ hội đầu tư - kinh doanh. Bản thân ông muốntận mắt chứng kiến một địa phương đầy tiềm năng phát triển, mến khách, mộtthành phố biển Quy Nhơn xinh đẹp, để khi về lại Nhật Bản, ông giới thiệu vớibạn bè những gì đã ghi nhận được về Bình Định.

* Sau chuyến XTĐT này, Chủ tịch có lưu ýgì với các ngành liên quan cũng như các DN trên địa bàn tỉnh để chúng ta có thểthu hút sự đầu tư của các DN Nhật Bản nói riêng và thu hút đầu tư nước ngoàivào địa bàn tỉnh đạt mục tiêu đề ra? 

- Để tạo một môi trường và sức hút đầu tư từ NhậtBản, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, nhất là thái độ nghiêm túc và chuyênnghiệp để tạo sự tin cậy từ họ, và đây chính là chìa khóa quyết định. Những dựán đầu tư mà chúng ta kêu gọi thì phải cụ thể, rõ ràng, phải minh bạch, côngkhai, đặc biệt là sự dứt khoát, đối với Nhật Bản đây là yêu cầu rất cần thiết.Họ tha thiết yêu cầu chúng ta là các khu công nghiệp cần phải khác với mô hìnhcác khu công nghiệp khác, trong đó quan tâm đến đặc điểm riêng của các nhà đầutư Nhật Bản. Một điều nữa khá quan trọng đó là nguồn nhân lực trình độ cao,đang là nhu cầu rất lớn. Chúng ta cần có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi tiếng Nhậtvà biết giao dịch bằng tiếng Nhật. Đây là điểm quan trọng mà chúng ta cần quantâm nhiều hơn.

Bên cạnh các DN Nhật Bản, hiện có khá nhiều nhàđầu tư trong và ngoài nước có thiện chí và thực lực đang kết nối với Bình Địnhđể đầu tư nhằm đón bắt thời cơ khi kinh tế thế giới phục hồi. Tuy nhiên, BìnhĐịnh không thu hút đầu tư theo số lượng mà luôn chú trọng đến chất lượng dự án.Theo quan điểm của tôi, việc đánh giá hiệu quả thu hút đầu tư không nên đặtnặng vấn đề số lượng dự án nhiều hay ít mà nên căn cứ vào chất lượng triển khaithực hiện và giải ngân của dự án, tác động đối với đời sống kinh tế - xã hội dodự án mang lại. Do vậy, việc lựa chọn giải pháp XTĐT có trọng điểm, “gõ cửa”từng DN có tiềm lực, phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương là mộttrong những giải pháp ưu tiên hàng đầu của tỉnh ta hiện nay.

Để góp phần tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh thu hútđầu tư, UBND tỉnh thực hiện quyết liệt một số giải pháp mang tính đột phá, nhưđẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội trở thành động lực pháttriển của tỉnh và trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; xây dựng TP QuyNhơn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và giao dịch quốc tế để từng bướcđảm nhận chức năng công nghiệp, cảng biển, dịch vụ thương mại, trung tâm dulịch và trung tâm đào tạo nhân lực của tỉnh, miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnhđó cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ,công chức theo hướng công khai, minh bạch và có hiệu quả; chuyển từ tư duy“quản lý, giải quyết” bằng “phục vụ, đáp ứng” để chính quyền thực sự là ngườiđồng hành của DN.

 

Tuấn Linh (Nguồn: baobinhdinh.com.vn)