Tiềm năng hợp tác thủy sản với Nhật Bản là rất lớn
13/06/2013

 

Ông Kato – Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật Việt Sakai, Nhật Bản khẳng định như vậy tại buổi làm việc chiều ngày 13/6/2013 của đoàn công tác do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc dẫn đầu tại Nhật Bản.

 

ÔngKato – Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật Việt Sakai, Nhật Bản khẳng định như vậy tạibuổi làm việc chiều ngày 13/6/2013 của đoàn công tác do Chủ tịch UBND tỉnh LêHữu Lộc dẫn đầu tại Nhật Bản.

Thamdự buổi làm việc còn có đại diện nhiều doanh nghiệp lớn chuyên thủy sản NhậtBản như Daiki Suisan, Nippon Suisan...

Nộidung làm việc tập trung vào phương án tốt nhất để giải quyết nhu cầu cho một sốcông ty thủy sản Nhật Bản nhập khẩu khẩu cá ngừ, hải sản sang Nhật Bản, triểnkhai dự án hỗ trợ ngư dân nghèo nâng cao kỹ thuật đánh bắt hải sản.

BìnhĐịnh là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, có vị trí địa lý thuận lợi là gầncác vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là ngư trường cá nổi lớn, cá di cư xa có giátrị kinh tế và xuất khẩu như cá ngừ (tuna), bao gồm nhóm cá ngừ đại dương(oceanic tuna) gồm cá ngừ vây vàng (yellowfin tuna), cá ngừ mắt to (bigeyetuna) và các loại cá ngừ nhỏ, chủ yếu là cá ngừ vằn (skipjack tuna), các loàicá thuộc nhóm cá ngừ (tuna-like species/billfishes)  như cá thu (mackerel) , cá nhám (shark) vàcác loài  mực.

BìnhĐịnh hiện có 7.303 tàu cá, phântheo công suất và vùng hoạt động như sau: Nhóm tàu dưới 20 CV có 2.326 chiếc, chủ yếu khai thác hải sảnở vùng ven bờ, đầm phá ven biển. Nhóm tàu từ 20 CV đến dưới 90 CV có 2.365 chiếc, chủ yếu khai thác hải sảnở vùng lộng trở vào. Nhóm tàu từ 90 CV trở lên có 2.612 chiếc, chủ yếu khaithác hải sản xa bờ.

Cơcấu nghề chủ lực khai thác xa bờ: Câu vàng cá ngừ 650 tàu, câu mực 686 tàu, vâyngày 212 tàu, vây ánh sáng 827 tàu, rê thu ngừ 38 tàu, lưới kéo đơn 64 tàu,lưới kéo đôi 93 tàu và nghề khác 42 tàu.

Laođộng thuyền viên nghề cá có 41.468 người, trong đó: thuyền viên khai thác venbờ: 18.030 người (tàu công suất < 90 CV), thuyền viên khai thác xa bờ :23.438 người (tàu công suất > 90 CV).

Trong  ba tỉnh miền Trung Việt Nam (Bình Định, PhúYên, Khánh Hòa) có nghề khai thác cá ngừ (tuna industry) phát triển, Bình Địnhhiện đang dẫn đầu về sản lượng cá ngừ với sản lượng cá ngừ đại dương (cá ngừvây vàng, cá ngừ mắt to) gần 9.000 tấn/năm, cá ngừ nhỏ (chủ yếu là cá ngừ vằn)khoảng 34.000 tấn/năm.

Mặcdù có tiềm năng và lợi thế trong khai thác cá ngừ, là điạ phương dẫn đầu vềnăng lực khai thác và sản lượng cá ngừ (cá ngừ nhỏ và cá ngừ đại dương), lĩnhvực khai thác thủy sản của Bình Định đang phải đối mặt với một số khó khăn,thách thức.

Nghề cá Việt Nam nói chung, Bình Định nói riênglà nghề cá quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất theo hộ gia đình, phát triển tự phát.Phương tiện khai thác hầu hết là tàu vỏ gỗ, động cơ và trang thiết bị chắp vá,không đồng bộ. Phương pháp, ngư cụ khai thác theo kiểu thủ công truyền thống.Trong khi đó công tác khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật  vào khai thác, bảo quản sản phẩm sau thuhoạch... còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng và giá trị sản phẩm thủy sản suygiảm, đặt biệt là đối với nghề câu cá ngừ đại dương.

Cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương như cảng cá, bến cá, nơi neo đậu tránh trú bãomặc dù đã quy hoạch nhưng do thiếu nguồn lực nên chưa đáp ứng được yêu cầu phụcvụ, phát triển sản xuất. Đặc biệt là nơi neo đậu tránh trú bão, luồng lạch chotàu thuyền ra vào ở một số cửa biển không đảm bảo an toàn đã dẫn đến thiệt hạivề tài sản và tính mạng của ngư dân và có xu hướng ngày càng tăng trong điềukiện diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp do tình trạng biến đổi khí hậu.

Đểgiải quyết vấn đề nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển chế biến và thương mại thủy sản trực tiếp nhằm tăng nhanh kimngạch xuất khẩu thủy sản của địa phương, tỉnh Bình Định nêu ra để tiếp cận nguồn vốn ODAnhằm hỗ trợ ngư dân.

1. Dự án ODA h trợ ngư dân khai thác hiệu quả, hợp lý và bền vững  nguồn lợi cá ngừ.

Mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao chất lượngsản phẩm và hiệu quả đánh bắt, đảm bảo khai thác hợp lý, bềnvững, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thôngqua việcthực hiện các giải pháp:

-Hỗtrợ áp dụng kỹ thuật đánh bắt tiên tiến, hiệu quả, kể cảviệc khuyến khích chuyển đổi từ nghề câu tay kết hợp ánh sáng sang nghề câuvàng truyền thống.

-Hỗtrợ áp dụng kỹ thuật xử lý cá ngừ đại dương sau đánh bắt trên tàu.

-Hỗtrợ áp dụng kỹ thuật, trang thiết bị bảo quản cá ngừ đại dương sau đánh bắttrên tàu.

2.  Dự án ODA nâng cấp cải thiện hạ tầng khu neo đậu tránh trú bão tại Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định.

Huyện Hoài Nhơn là huyện có số lượng tàu cá lớn nhất tỉnh (1.428 tàu thuyềnkhai thác xa bờ có công suất từ 90CV trở lên chiếm 58,48% toàn tỉnh, đặc biệt có trên 800 tàu nghề vây (purse seine),câu vàng (longline) cá ngừ đại dương khai thác tại ngư trường Trường Sa, HoàngSa. Với số lượng tàu thuyền công suất lớn, khai thác xa bờ, dài ngày đã đóng góp đáng kể vào sản lượng xuất khẩu vànguồn nguyên liệu thủy sản của tỉnh (năm 2012 đạt 80% sản lượng khai thác cángừ đại dương trên toàn tỉnh), giải quyết trên 15.000 lao động trực tiếp khaithác và trên 3.000 lao động tham gia trong các dịch vụ hậu cần nghề cá củahuyện.

Cửa biển Tam Quan đã được quy hoạch là khu neođậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng kết hợp cảng cá với quy mô 1.200 tàu cácó công suất đến 400 CV.

Mục tiêu của dự án nhằm giải quyết ổn địnhluồng lạch ra vào cho tàu cá (lâu nay thường xuyên bị bồi lấp), tạo nơi neo đậutránh trú bão an toàn cho tàu cá của  ngư dân điạ phương cũng như ngư dân các tỉnh lân cận.

Việc khai thác hiệu quả, hợp lý, an toàn và bền vững là yêu cầu cấp thiết hiện nay.Giải quyết tốt vấn đề này không những ổn định sinh kế, thu nhập cho ngư dân,góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương  mà còn thể hiện việc khai thác có trách nhiệm,hướng đến phát triển bền vững nghề cá trong bối cảnh Việt Nam đang trong quátrình hội nhập quốc tế. Với tinh thần trên, tỉnh Bình Định kêu gọi đầu tư, hỗtrợ ODA cho các dự án nêu trên.

 

NB