Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 11 tháng năm 2012
06/12/2012

 

Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cả nước nói chung và Bình Định nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt là khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, tình trạng thất nghiệp vẫn còn, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của các nước giảm. Ảnh: Cảng Quy Nhơn – cửa ngõ ra biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông và của cả tuyến đường Hành lang Kinh tế Đông – Tây.

 

Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cả nước nói chung và Bình Định nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt là khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, tình trạng thất nghiệp vẫn còn, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của các nước giảm. Ảnh: Cảng Quy Nhơn – cửa ngõ ra biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông và của cả tuyến đường Hành lang Kinh tế Đông – Tây.

Trong nước giá nguyên, nhiên vật liệu nhiều ngành sản xuất tăng cao cùng với việc khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng lâm sản.

Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và giải pháp của Chính phủ. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đã năng động, nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh trong 11 tháng năm 2012 nhìn chung có giảm sút nhưng một số ngành, mặt hàng có tăng trưởng.

Tình hình xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tháng 10 năm 2012 thực hiện 46,6 triệu USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2011 (38,6 triệu USD); KNXK tháng 11 năm 2012 ước thực hiện 52,5 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2011 (41,8 triệu USD). Lũy kế 11 tháng năm 2012, Tổng KNXK ước thực hiện 467,6 triệu USD, đạt 97,4% kế hoạch năm, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2011.

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu trong 11 tháng năm 2012:

Nhóm hàng nông sản ước thực hiện 93,4 triệu USD, đạt 116,8% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 20%, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2011. Hiện nay giá xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn cao hơn các nước Ấn Độ, Pakistan… nên các khách hàng chuyển sang nhập khẩu gạo từ các quốc gia có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, nhờ sự tăng nhanh về số lượng của mặt hàng sắn lát trong Quý II và Quý III năm 2012 (mặc dù giá xuất khẩu mặc hàng sắn lát thấp hơn năm 2011) nên kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng so với cùng kỳ.

Nhóm hàng lâm sản ước thực hiện 213,5 triệu USD, đạt 77,6% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 45,7%, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng gỗ tinh chế chủ yếu là thị trường Châu Âu, vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, nhu cầu tiêu thụ ít, nhiều rào cản kỹ thuật thêm vào đó giá nguyên liệu tăng cao và giá đầu ra sản phẩm lại không tăng nên một số doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ chỉ sản xuất cầm chừng.

Nhóm hàng thủy hải sản ước thực hiện 49,1 triệu USD, đạt 122,7% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 10,5%, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, hải sản đông: số lượng 5,3 nghìn tấn, giá trị 31,7 triệu USD; tôm đông lạnh: số lượng 2,3 nghìn tấn, giá trị 17,4 triệu USD. Trong 11 tháng năm 2012, các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh đã chủ động hơn trong việc thu mua nguyên liệu của các nước để chế biến xuất khẩu, đồng thời giá xuất khẩu tăng 15%v so với cùng kỳ, nên KNXK nhóm hàng này tăng.

Nhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng ước thực hiện 69,3 triệu USD, đạt 138,7% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 14,8%, tăng 98,4% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do giá mặt hàng xỉ titan tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ nên KNXK nhóm hàng này cao.

Nhóm công nghiệp chế biến tiêu dùng ước thực hiện 42,2 triệu USD, đạt 120,6% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 9%, tăng 79,3% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, giày dép cái loại: số lượng 828 nghìn đôi, giá trị 6,4 triệu USD; sản phẩm may mặc các loại: số lượng 1,6 triệu sản phẩm, giá trị 27,6 triệu USD.

Trong năm 2012 dự kiến KNXK ước thực hiện 521 triệu USD, đạt 108,7% kế hoạch năm, tăng 6,9% so với năm 2011 (488 triệu USD).

Tình hình nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) 11 tháng năm 2012 ước thực hiện 160,7 triệu USD, đạt 89,3% kế hoạch năm, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu và máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu. Trong đó: gỗ các loại khối lượng 218 nghìn m3 (giảm 3,2%), giá trị 48,6 triệu USD (giảm 5,6%); hải sản cấp đông: khối lượng 6,7 nghìn tấn, giá trị 19,9 triệu USD; phân bón cái loại khối lượng: 109 nghìn tấn, giá trị 43 triệu USD… Nhóm máy móc thiết bị, xe cộ, phụ tùng khác ước 13,8 triệu USD giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong năm 2012 các cấp, các ngành của tỉnh đã triển khai thực hiện Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường để duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP; Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ…đã tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước, giảm lạm phát, lãi suất ngân hàng giảm so với những năm trước, tác động tích cực đến nền hoạt động sản xuất kinh doanh, các khó khăn của doanh nghiệp về vốn và thị trường đã dần được cải thiện, sức mua sẽ tăng dần, việc làm và thu nhập người dân được cải thiện.

 

Trương Chương