Việt Nam điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI
11/10/2012

 

Để đưa ra những giải pháp thu hút FDI trong thời gian tới, chiều09/10, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã chủ trì cuộc họp về Đề án định hướng nângcao hiệu quả thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2020. Tham dự cuộc họpcó các đơn vị thuộc Bộ. Ảnh: toàn cảnhcuộc họp.

 

Để đưa ra những giải pháp thu hút FDI trong thời gian tới, chiều09/10, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã chủ trì cuộc họp về Đề án định hướng nângcao hiệu quả thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2020. Tham dự cuộc họpcó các đơn vị thuộc Bộ. Ảnh: toàn cảnh cuộc họp.

Đề án định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoàiđến năm 2020 đã đánh giá vai trò, tác động của khu vực FDI đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội của Việt Nam qua các thời kỳ; kết quả thu hút, sử dụngvà quản lý FDI trong khuôn khổ đáp ứng các mục tiêu, định hướng về FDI được xácđịnh trong các văn kiện Đại hội Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hộiViệt Nam.

Từ khi ra đời, FDI luôn đóng vai trò tích cực trong quá trình pháttriển của Việt Nam.FDI có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, trong đó có việctạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệuquả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từngbước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, gián tiếp tạo việc làm, góp phầntích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyếnkhích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, Đề án phải đánhgiá được đầu tư của khu vực FDI trong giai đoạn vừa qua làm được gì, còn mặtnào hạn chế, để chỉ ra được mục tiêu trong thời gian tới. Các dự án FDI phải mangtính công nghệ cao tiếp đó là quá trình chuyển giao, kiểm soát và làm chủ côngnghệ.

Góp ý cho Đề án, Thứ trưởng Đào Quang Thu cho rằng, cần điều chỉnhlại chính sách ưu tiên cho các dự án có quy mô lớn. Ngoài hình thức FDI truyềnthống cần chuyển đổi hình thức mới như PPP. Chính phủ phải sửa đổi luật, xâydựng lại hệ thống chính sách mới, ngoài chính sách cứng bắt buộc cho tất cả cácdoanh nghiệp thì nên có chính sách mềm ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn, chínhsách thưởng, chính sách ưu tiên ngành, lĩnh vực. Thứ trưởng cũng cho rằng, cầncó các giải pháp để ngăn chặn các dự án phi công nghệ, công nghệ thấp.

Theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông, để nâng cao hiệu quả của các dự ánFDI, Việt Nam có quyền lựa chọn những dự án tốt khi lực lượng lao động ngàycàng có trình độ. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tạo đột phá trong môi trường kinh doanh,ưu tiên những vùng có tiềm năng như Đông Nam Bộ, các tỉnh phía Bắc và tăngcường công tác quản lý đầu tư và hậu kiểm các dự án FDI.

Mặt khác trong thời gian tới, Việt Nam cần coi trọng hơn cơ cấu vàchất lượng FDI, chuyển dần từ mục tiêu giải quyết việc làm sang mục tiêu nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu chất lượng, tăng cường hấp thụ khoahọc, công nghệ đa dạng và đa tầng, kinh nghiệm quản lý, thu hút FDI trong côngnghiệp, xây dựng.

Việt Nam sẽ ưu tiên thu hút FDI thuộc các ngành công nghệ cao, côngnghệ cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ dược, công nghệsinh học và năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, vật liệu mới.

Với mục tiêu tỉ lệ FDI trong tổng vốn xã hội đạt khoảng 26% vào năm2015 và khoảng 27 – 28% vào năm 2020. Vốn FDI thực hiện bình quân hàng năm khoảng18 tỷ USD. Việt Nam cần cónhững giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp, trong đó ổn định chínhtrị - xã hội là ưu thế nổi trội của Việt Nam so với các nước khác. Giảm lạmphát, hạ thấp lãi suất tín dụng, ổn định tỉ giá là mối quan tâm hàng đầu củadoanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng.

Về nguồn nhân lực Đề án chỉ ra rằng, Việt Nam cần nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đây sẽ là giảipháp đột phá để đảm bảo lợi thế cạnh tranh dài hạn và phát triển kinh tế nhanh,bền vững.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh cạnhtranh, bình đẳng nhằm nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả thu hút, sử dụng FDI,nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các luật pháp liên quan đến hoạt động đầu tư theo hướngthống nhất, đồng bộ, rõ ràng dễ áp dụng. Tạo bước đột phá để phát triển nhanhkết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tháo gỡ những “nútthắt cổ chai” cản trở việc thu hút sử dụng FDI hiệu quả./.

 

Trương Chương.  (Nguồn: Cổngthông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư)