Kinh tế Vùng Kansai và triển vọng hợp tác với Bình Định, Việt Nam
17/09/2012

 

Ngày 17/9/2012, Đoàn công tác của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc dẫn đầu đến thăm và làm việc với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản. Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh lượt ghi nội dung buổi làm việc này.

 

Ngày 17/9/2012, Đoàn côngtác của tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc dẫn đầu đến thăm và làm việc vớiTổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản. Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnhlượt ghi nội dung buổi làm việc này.

Một vài nét về Kansai

Khu vực Kansai gồm 7 tỉnh là Nara, Wakayama, Mike, Kyoto, Osaka,Hyogo và Shiga. Đây là một trong những khu kinh tế lớn và năng động nhất củaNhật Bản với nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp,công nghệ cao.

Kansai có Osaka là thành phố lớn thứ hai tạiNhật Bản và đây cũng là trung tâm kinh tế- văn hoá nổi tiếng của vùng Kansai vàlà cửa ngõ của Nhật Bản đến khu vực Đông Nam Á. Thành phố Osaka có dân số trên8,8 triệu người. Osaka có quy mô kinh tế lớn thứ 2 của Nhật Bản sau Kyoto và làtrung tâm địa lý, kinh tế của vùng Kansai. Thành phố Osaka còn được mệnh danhlà thành phố của các công ty nhỏ với 65% các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản cómặt tại đây. Dân số Kansai khoảng 24,2 triệu người. Giữa các tỉnh này có sự gắnkết rất chặt chẽ về kinh tế.

Sự phát triển kinh tế vùng Kansai nói riêngcũng như Nhật Bản nói chung không thể không có những đóng góp của Osaka

Kansai cũng là trung tâm của các doanhnghiệp vừa và nhỏ, có khoảng 800.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung vớinhiều ngành sản xuất công nghệ cao. Các doanh nghiệp Kansai có mức độ hội nhậpkinh tế quốc tế cao độ, đặc biệt là với châu Á.

Kinh tế Kansai có triển vọng phát triển rấtsáng sủa nhờ vào hiệu quả đầu tư của các dự án rất lớn, sự phát triển của cácđô thị mới và cơ sở hạ tầng lưu thông sẽ được cải thiện đáng kể. Trong 10 dự ánđầu tư sản xuất lớn nhất Nhật Bản từ năm 2009 đến 2011 có tới 5 dự án tập trungtại vùng Kansai, chiếm khoảng 45% tổng vốn đầu tư của 10 dự án này. Các dự ánđiển hình là nhà máy Sharp chế tạo panel màn hình tinh thể lỏng (khoảng 3,5 TỷUSD); dự án chế tạo panel màn hình tinh thể lỏng (2,8 tỷ USD); Matsushita chếtạo plasma (2,5 tỷ USD)... Bên cạnh đó, sự phát triển của các xí nghiệp vừa vànhỏ của ngành du lịch sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế Kansai phát triển trongthời gian tới. Đặc biệt, Kansai là khu vực có rất nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ.Các xí nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực này nổi tiếng về công nghệ, nắm giữ thịphần lớn nhất trên cả nước Nhật và thế giới.

Và triển vọng

Có thể nói, cho tới nay, Việt Nam và Nhật Bảnđã có ngót 40 năm quan hệ hợp tác và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực.Quan hệ Việt Nam- Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạnmới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưuvăn hoá không ngừng được mở rộng. Đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô;sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng cường.

Hiện Nhật Bản là bạn hàng lớn, là đối tácquan hệ đầu tư lớn nhất của Việt Namvà Nhật cũng là quốc gia tài trợ ODA cao nhất cho Việt Nam. Vì thếkhông có lý do gì để không khẳng định Nhật Bản nói chung và Kansai nói riêng làthị trường tiêu thụ lớn, vẫn sẽ tiếp tục là bạn hàng lớn của thị trường Việt Nam trong tươnglai.

Trong quan hệ kinh tế với Kansai, Việt Nam có thể tậndụng tốt ở một số lĩnh vực như:

Thương mại: Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu cácmặt hàng hải sản, sản phẩm cơ khí, dệt may... Trong bối cảnh chi phí sản xuấttrong nước cao, để giảm giá thành, các doanh nghiệp sản xuất buộc phải đặt hàngtoàn bộ hoặc từng phần tại nước ngoài. Ngoài ra, do hàng loạt các sự cố về vệsinh thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc trong những năm qua, rất nhiều ngườitiêu dùng Nhật Bản đang tẩy chay hàng thực phẩm Trung Quốc hiện nay giảm khoảng40%, đây cũng là cơ hội cho hàng thực phẩm Việt Nam.

Đầu tư: Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư của cácdoanh nghiệp vùng Kansai, đặc biệt là các ngày càng cao và thiếu lao động trầmtrọng, tại các xí nghiệp sản xuất vừa và nhỏ vùng Kansai. Việc đầu tư ra nướcngoài là quyết định sống còn đối với nhiều doanh nghiệp. Vì vậỵ Việt Nam nên tậndụng cơ hội để đón luồng đầu tư này bằng các chương trình xúc tiến đầu tư vàcác biện pháp ưu đãi đặc biệt cho các lĩnh vực đầu tư sản xuất hàng phụ trợ...

Di chuyển thể nhân: Khu vực Kansai tập trung nhiềunhà máy nhu cầu sử dụng lao động là rất lớn. Mặt khác, tỷ lệ người già (từ 65tuổi trở lên) vùng Kansai chiếm tỷ lệ tương đối với mức trung bình của cả nước(13% so với mức trung bình của cả nước là 20%). Vì vậy, đây là cơ hội tốt đểViệt Namxuất khẩu lao động trong lĩnh vực này tới các nhà máy sản xuất và kể cả laođộng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người già (thông qua EPA hoặc chươngtrình hợp tác khác).

Bình Định đã và đang làm hết sức mình để làđiểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Nhật Bản nói chung và vùng kasai nói riêng– Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc nói như vậy.

 

NB