Thu hút vốn FDI: Không chỉ từ vốn đăng ký
07/09/2012

 

Điểm sáng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài từ đầunăm đến nay chính là lượng vốn giải ngân cả nước đạt gần 7,3 tỷ USD, chỉ thấphơn 0,3% so với cùng kỳ năm 2011.

Đây là kết quả bước đầu từ các giải phápthúc đẩy hoạt động giải ngân vốn FDI đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khaitừ đầu năm cũng như chủ trương chọn lọc các dự án FDI có chất lượng, hiệu quả,làm tăng năng lực cạnh tranh cũng như gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu của cácdoanh nghiệp Việt Nam.

 

Điểm sáng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài từ đầunăm đến nay chính là lượng vốn giải ngân cả nước đạt gần 7,3 tỷ USD, chỉ thấphơn 0,3% so với cùng kỳ năm 2011.

Đây là kết quả bước đầu từ các giải phápthúc đẩy hoạt động giải ngân vốn FDI đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khaitừ đầu năm cũng như chủ trương chọn lọc các dự án FDI có chất lượng, hiệu quả,làm tăng năng lực cạnh tranh cũng như gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu của cácdoanh nghiệp Việt Nam.

Mạnh dạn sàng lọc dự án FDI

Thực tế, thời gian qua nhiều địa phương đã mạnhdạn loại bỏ những dự án đăng ký nhưng chậm giải ngân. Điển hình là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, dù luôn thuộc nhóm dẫn đầu trong thu hút FDI nhiều năm qua, nhưngchỉ tiêu đặt ra trong thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh này cho năm 2012 chỉlà 500 triệu USD, bằng một nửa năm 2011. Định hướng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàuhiện nay là thúc đẩy việc giải ngân 27 tỷ USD của 298 dự án được cấp phép trongnhiều năm qua.

Một số địa phương khác như Quảng Ninh, Bình Định,Hưng Yên, Bắc  Ninh, Đà Nẵng... cũng đang rà soát lại tất cả những dự ánđầu tư đã được cấp phép nhưng chậm triển khai, để có phương án hỗ trợ nhà đầutư sớm thực hiện. Trường hợp nhà đầu tư không có kế hoạch triển khai hoặc khôngđủ năng lực tài chính để thực hiện dự án, tỉnh sẽ thu hồi để nhường dự án chonhà đầu tư khác.

Lãnh đạo một số địa phương cũng cho rằng, ưu tiênhàng đầu của các địa phương hiện nay là dự án công nghệ cao, dự án sửdụng lượng lao động được đào tạo lớn, không đón chào các dự án thâm dụngđất, thâm dụng tài nguyên…

Đặc biệt, quan điểm tiếp cận trực tiếp với nhàđầu tư để tìm kiếm tiếng nói chung về lợi ích cũng được nhiều địa phương ủng hộvà triển khai thực hiện, nhằm tạo ra sự chủ động động trong việc nâng chấtlượng vốn FDI tại  địa phương.

Bên cạnh đó, nếu những lo ngại về bất ổn kinh tếvĩ mô khiến luồng vốn FDI đổ vào Việt Nam bị ảnh hưởng thì chính sự ổn địnhbước đầu về kinh tế vĩ mô thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như lạm phát giảm dần,lãi suất thấp, hệ thống ngân hàng từng bước được làm lành mạnh… sẽ hấp dẫn nhàđầu tư nước ngoài trở lại. Cùng với đó là cam kết của Chính phủ Việt Nam duytrì sự ổn định này trong những năm tiếp theo, được Người phát ngôn Chính phủđưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 8/2012, sẽ là nhân tố quantrọng để tạo dựng niềm tin dài hạn cho nhà đầu tư, đặc biệt là những công ty đaquốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và trithức.

Đột phá không chỉ từ ưu đãi

Theo ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinhtế Trung ương, trong chiến lược thu hút FDI sắp tới, thay vì đưa ra các ưu đãi,chúng ta nên tập trung giải quyết các vấn đề của môi trường đầu tư, chuẩn bịcác điều kiện cơ bản như hạ tầng, nguồn nhân lực, sự sẵn sàng của đội ngũ doanhnghiệp Việt Nam để tiếp nhận hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, kỹ năng quản trị,chất lượng nhân lực từ khu vực FDI...

Chia sẻ nhưng kinh nghiệm thu hút vốn FDI của HànQuốc, ông Hong Sun, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham),cho biết: “Không thể một lúc bước từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp,công nghệ cao được. Chúng ta cần có thời gian, cần có công nghiệp phụ trợ”.

Theo ông Hong Sun, Việt Nam nên ưu tiênlựa chọn những doanh nghiệp đa quốc gia, bởi đi cùng với họ thường là nhữngdoanh nghiệp phụ trợ. Theo cách nhìn của ông Hong Sun, muốn thu hút được dòngvốn FDI chất lượng cao, Việt Namphải phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ và có chính sách ưu đãi đầu tưhợp lý. Thêm vào đó, theo ông này, một khía cạnh quan trọng là phải nâng caochất lượng nguồn nhân lực.

Ông Duangdej Yuaikwamdee, Phó Giám đốc điều hành,Phụ trách lĩnh vực kinh doanh Tập đoàn Reed Tradex, nhận xét hiện tại, có hainhóm nhà đầu tư trên thế giới. Một là, nhóm nhà đầu tư mang công nghệ tiêntiến, hiện đại đến; hai là, nhóm nhà đầu tư muốn lợi dụng lao động giá rẻ, mangtheo những công nghệ lạc hậu. Việt Namphải cẩn trọng trong lựa chọn FDI và có chính sách phù hợp để thu hút được dòngvốn có chất lượng vào Việt Nam.Nâng cao kỹ năng của lao động là nhiệm vụ chính để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của nhà đầu tư.

Vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế đề nghị cần thayđổi chính sách thu hút FDI theo hướng có lựa chọn. Bên cạnh hệ thống ưuđãi chuẩn, cần có hệ thống ưu đãi linh hoạt cho các nhà đầu tư mục tiêu, chủđộng tiếp xúc, đàm phán và thuyết phục các nhà đầu tư mục tiêu; tăng cường nănglực của cơ quan khuyến khích đầu tư quốc gia, hàng năm xác định những nhà đầutư nào cần ưu tiên nhất để chào mời đầu tư vào Việt Nam.

LH

(Nguồn:Chinhphu.vn)