Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Bình Định, sáng nay, ngày 20/8/2012, tại văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Bình Định, đồng chí Nguyễn Văn Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Hữu Lộc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Chămpasăk, do đồng chí Sỏn say Siphănđon, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư - Tỉnh trưởng tỉnh Chămpasăk làm trưởng đoàn. Ảnh: Đ/c Sỏn say Siphănđon và Đ/c Nguyễn Văn Thiện cùng ký biên bản hợp ghi nhớ.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Bình Định, sáng nay, ngày 20/8/2012, tại văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Bình Định, đồng chí Nguyễn Văn Thiện - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Hữu Lộc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Chămpasăk, do đồng chí Sỏn say Siphănđon, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư - Tỉnh trưởng tỉnh Chămpasăk làm trưởng đoàn. Ảnh: Đ/c Sỏn say Siphănđon và Đ/c Nguyễn Văn Thiện cùng ký biên bản hợp ghi nhớ.
Chuyến thăm của đoàn đại biểu Chămpasăk lần này là nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, 35 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào và nhằm tăng cường và nâng tầm cao hơn trong mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội giữa hai tỉnh Bình Định - Việt Nam và Chămpasăk - Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào,
Tại buổi làm việc, hai bên cùng nhau trao đổi, thông báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thế mạnh, tiềm năng, chính sách đầu tư của mỗi tỉnh; đồng thời nhận xét, đánh giá việc tổ chức thực hiện những nội dung hợp tác đã ký kết trong thời gian qua và thảo luận chương trình hợp tác cho giai đoạn 2011 - 2016. Thông qua hội đàm, hai bên thống nhất các nội dung hợp tác cho giai đoạn 2011 - 2016 với nội dung chính như sau:
1. Nông nghiệp: Tỉnh Bình Định sẵn sàng hỗ trợ cử chuyên gia sang giúp tỉnh Chămpasăk hướng dẫn kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, công tác khuyến nông - khuyến ngư và công tác thú y, chăn nuôi. Hỗ trợ một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Chămpasăk, nhất là giống lúa cao sản, bò sữa.
2. Công Thương: Hai bên tăng cường giao thương hàng hoá của các doanh nghiệp hai bên bằng những hoạt động xúc tiến thương mại cụ thể như quảng bá thông tin trên các website của nhau, tham gia hội chợ triển lãm, cử các Đoàn doanh nghiệp nghiên cứu thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá hai bên thâm nhập thị trường của nhau.Nghiên cứu khảo sát và đi đến hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Bình Định với Trung tâm thương mại Chămpasăk
3. Giáo dục và Đào tạo: Hai bên tiếp tục tạo điều kiện, giúp đỡ nhau trong phát triển nguồn nhân lực, trước mắt tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Từ năm 2012 đến năm 2016, mỗi năm tỉnh Bình Định xem xét cấp học bổng cho 05 sinh viên của tỉnh Chămpasăk theo học tại Đại học Quy Nhơn với mức hỗ trợ 100% theo mức thu của Trường Đại học Quy Nhơn.
- Trường Đại học Quy Nhơn hỗ trợ toàn phần 01 suất học bổng học tại Trường Đại học Quy Nhơn (thời gian đào tạo 5 năm bao gồm 01 năm học tiếng Việt).
- Trường Chính trị tỉnh Bình Định cử giáo viên sang phối hợp tổ chức mở lớp bồi dưỡng về kiến thức hành chính công tại tỉnh Chămpasăk.
- Trường Đại học Chămpasăk tạo điều kiện cho cán bộ và sinh viên tỉnh Bình Định sang học tiếng Lào tại trường. Mỗi năm, tỉnh Chămpasăk sẽ hỗ trợ 100% kinh phí cho 2 - 3 sinh viên Bình Định học tiếng Lào tại Trường Đại học Chămpasăk, thời gian học là 12 tháng.
- Bình Định cử chuyên gia giúp Chămpasăk tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.
4. Y tế: Ngành Y tế của hai tỉnh tổ chức các đoàn đi trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
5. Văn hoá, thể thao và du lịch:
- Lãnh đạo hai tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cơ quan liên quan, nhất là cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa tin, thực hiện các chuyên đề liên quan đến mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, nhất là các vấn đề liên quan đến hợp tác giữa hai tỉnh.
- Hai bên triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực du lịch, xây dựng tour du lịch giữa Bình Định, KonTum nối Atapư, Chămpasăk và Đông Bắc Thái Lan.
- Tiếp tục hợp tác trao đổi các đoàn trên các lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống.
6. Lĩnh vực hợp tác đầu tư: Các doanh nghiệp của tỉnh Bình Định đã có dự án đầu tư tại Chămpasăk tiếp tục củng cố và triển khai thực hiện dự án có hiệu quả.
Tỉnh Chămpasăk quan tâm giải quyết các thủ tục liên quan đến việc cấp quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp Bình Định đã có dự án đầu tư tại Chămpasăk và giải quyết cấp 1.000 ha đất cho Công ty Cà phê Hữu nghị Bình Định - Chămpasăk (CBF Coffee) để mở rộng diện tích trồng cây cà phê tại huyện Păxoòng, nhưng hiện nay Chính phủ có Chỉ thị hạn chế cấp đất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nên cần nghiên cứu mô hình liên kết với dân theo mô hình 1 + 4 hoặc 2 + 3, kể cả trồng mía cung cấp cho dự án nhà máy đường cũng nên theo mô hình liên kết 1 + 4, 2 + 3.
Tỉnh Chămpasăk rà soát để ban hành, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Bình Định yên tâm sang đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Chămpasăk, cùng nhau tìm ra nguyên nhân làm cho việc thi hành một số mặt đã ký kết chưa đạt được hiệu quả.
7. Hai bên tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác an ninh - quốc phòng.
- Hai bên nhất trí tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân của mỗi bên về tình đoàn kết hữu nghị đặt biệt giữa nước Lào - Việt Nam và giữa tỉnh Chămpasăk - Bình Định để cùng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh.
- Hai bên thống nhất cử các đoàn trao đổi, học tập lẫn nhau trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp của mỗi tỉnh và công tác an ninh - quốc phòng.
Bản ghi nhớ này là cơ sở để các ngành, địa phương và doanh nghiệp hai bên triển khai cụ thể hóa và thực hiện các nội dung đã ký. Những vấn đề khác hai bên sẽ tiếp tục trao đổi, thỏa thuận trong thời gian tới. Hai tỉnh thường xuyên thông báo cho nhau tình hình thực hiện các nội dung ghi nhớ. Mọi trở ngại (nếu có) sẽ được bàn bạc cụ thể giữa hai tỉnh để giải quyết kịp thời.
Hai bên thống nhất sẽ thành lập Ban chỉ đạo của mỗi tỉnh và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hai tỉnh làm đầu mối trong việc đôn đốc triển khai tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác đã cam kết, đề xuất những nội dung hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh trong thời gian tới.
8. Một số nội dung khác
- Hai bên sẽ thảo luận, tìm cơ chế đầu tư xây dựng tại Chămpasăk một nhà máy đường công suất 1.000 tấn mía cây/ngày.
- Phía Chămpasăk thống nhất bổ sung mục đích xây dựng đất đối với diện tích đất đã cấp cho Bình Định để xây dựng Văn phòng đại diện tại Chămpasăk được xây dựng thêm một số hạn mục dịch vụ, trong đó có dịch vụ khách sạn.
- Tỉnh Bình Định sẽ cấp cho Chămpasăk diện tích đất để xây dựng khách sạn tại thành phố Quy Nhơn theo hình thức cho thuê đất dài hạn 50 năm hoặc lâu hơn sau khi Bình Định xin phép Chính phủ Việt Nam.
- Bình Định sẽ giúp Chămpasăk đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn võ thuật Bình Định cho thanh thiếu niên Chămpasăk theo hướng: Bình Định sẽ cử cán bộ sang Chămpasăk hoặc Chămpasăk cử cán bộ sang Bình Định để tập huấn.
Nhân dịp này, thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước CHDCND Lào, đồng chí Sỏn say Siphănđon đã trao Huân chương Itsara hạng Ba cho hai tập thể HĐND tỉnh, UBND tỉnh Bình Định và cho các đồng chí: Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh; trao Huy chương Hữu nghị cho Sở Ngoại vụ Bình Định vì đã có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, vun đắp mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh Chămpasăk và Bình Định trong thời gian qua.
Trương Chương