Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 106/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015". Theo đó, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời kỳ này được dự kiến vốn cam kết khoảng 32 - 34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14 - 16 tỷ USD.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 106/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015". Theo đó, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời kỳ này được dự kiến vốn cam kết khoảng 32 - 34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14 - 16 tỷ USD.
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ giai đoạn 2011 - 2015 được dự kiến vốn cam kết khoảng 32 - 34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14 - 16 tỷ USD (tương đương khoảng 6% tổng đầu tư xã hội), trong đó khoảng 50% vốn giải ngân từ các chương trình và dự án ký kết trong giai đoạn 2006 - 2010 chuyển sang.
Như vậy, bình quân hàng năm trong thời kỳ 2011 - 2015 vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân sẽ đạt khoảng 2,8 - 3,2 tỷ USD.
Việc thực hiện cam kết và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi nêu trên có ý nghĩa quan trọng để thực hiện Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2011-2015. Chính phủ Việt
Các ưu tiên thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi:
- Ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án quan trọng khó có khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân hoặc sử dụng các nguồn vốn vay thương mại; hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia giai đoạn 2012-2015 ban hành theo Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011.
- Sử dụng như nguồn vốn bổ trợ nhằm khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thông qua nhiều mô hình và phương thức khác nhau trong đó có hợp tác công - tư (PPP).
- Một phần vốn ODA và vốn vay ưu đãi có thể được sử dụng để đầu tư phát triển sản xuất nhằm thúc đẩy thương mại, góp phần tạo công ăn việc làm và tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng, các địa phương.
1- Hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại; 2- Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; 3- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; 4- Phát triển nông nghiệp và nông thôn; 5- Hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp và thể chế đồng bộ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 6- Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; 7- Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; 8- Hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ.
7 nhóm giải pháp và chính sách sẽ được Chính phủ thực hiện để bảo đảm thực hiện Đề án 2011-2015 như:
1. Hoàn thiện về chính sách về thể chế. Trong đó, một trong những việc phải làm là ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định.
2. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan đầu mối ở các cấp theo hướng phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi; Tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động Tổ công tác ODA của Chính phủ thông qua việc nâng cấp Tổ công tác ODA thành Ban chỉ đạo quốc gia về ODA do một lãnh đạo Chính phủ làm Trưởng ban.
3. Tăng cường quan hệ đối tác và nâng cao hiệu quả viện trợ như nâng cao chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua việc đổi mới chương trình nghị sự và nội dung của các diễn đàn đối thoại chính sách phát triển ở cấp quốc gia và cấp ngành, gắn hiệu quả viện trợ với hiệu quả phát triển...
4. Tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch trung hạn về tăng cường năng lực quản lý và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi theo hướng chuyên nghiệp và bền vững; Tổ chức đào tạo cơ bản về chính sách, thể chế, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ quản lý và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án ở các cấp và các cán bộ của cơ quan tài trợ.
5. Cải thiện tình hình thực hiện và các chương trình và dự án, thúc đẩy giải ngân: Các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, chủ dự án và nhà tài trợ tổ chức kiểm điểm định kỳ công tác chuẩn bị và thực hiện chương trình và dự án, đưa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ ký kết và nâng cao tỷ lệ giải ngân....
6. Tăng cường công tác theo dõi, giám sát và đánh giá: Tăng cường công tác theo dõi và giám sát cộng đồng thông qua việc hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng....
7. Công khai, minh bạch thông tin: Cung cấp thông tin cập nhật về ODA, vốn vay ưu đãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phối hợp với nhà tài trợ trong việc công khai hóa chính sách, những lĩnh vực, địa bàn ưu tiên, điều kiện cung cấp nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ; Hoàn thiện hệ thống thống kê về ODA và vốn vay ưu đãi.
Hạnh Nguyên