Khởi công dự án Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành
19/12/2011

 

Với sự khởi động ý tưởng dự án từ năm 2008 và những nỗ lực không biết mệt mỏi của giáo sư Trần Thanh Vân cùng các cộng sự trong tổ chức” Rencontrees du Vietnam” và sự hỗ trợ, ủng hộ mạnh mẽ từ phía lãnh đạo tỉnh và các ngành hữu quan địa phương, sáng ngày 18/12//2011 tại thành phố Quy Nhơn xinh đẹp và hiếu khách đã diễn ra Lễ động thổ công trình Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (Trung tâm gặp gỡ quốc tế khoa học đa ngành).

 

Với sự khởi động ý tưởng dự án từ năm 2008 và những nỗ lực không biết mệt mỏi của giáo sư Trần Thanh Vân cùng các cộng sự trong tổ chức” Rencontrees du Vietnam” và sự hỗ trợ, ủng hộ mạnh mẽ từ phía lãnh đạo tỉnh và các ngành hữu quan địa phương, sáng ngày 18/12//2011 tại thành phố Quy Nhơn xinh đẹp và hiếu khách đã diễn ra Lễ động thổ công trình Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (Trung tâm gặp gỡ quốc tế khoa học đa ngành). Ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc phát biểu tại lễ động thổ

Tham dự buổi lễ có ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; giáo sư, tiến sỹ Trần Thanh Vân, Chủ tịch hội Gặp gỡ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp; lãnh đạo các Sở, ngành, UBND thành phố Quy Nhơn và đặc biệt có sự hiện diện của khoảng 250 nhà khoa học đến từ 28 quốc gia trên thế giới.

Có thể nói chưa bao giờ thành phố biển Quy Nhơn yên tĩnh và hiền hòa lại có dịp đón nhiều vị khách quốc tế đến vậy, họ tới đây không phải vì mục đích nghỉ ngơi, du lịch mà với tư cách là các nhà khoa học để gặp gỡ, tiếp xúc, nghiên cứu, bàn luận các chủ đề liên quan đến khoa học vật lý và thiên văn.

Theo Giáo sư Trần Thanh Vân, sau khi động thổ sẽ bắt tay ngay vào xây dựng khu hội nghị với qui mô 350 khách, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động từ năm 2013 và chậm nhất đến năm 2015  hoàn tất các hạng mục công trình còn lại. Mỗi năm sẽ có từ 70 - 150 hội nghị, hội thảo trong nước và từ 5 - 8 hội nghị quốc tế lớn được tổ chức tại đây. Ông nhấn mạnh, Trung tâm gặp gỡ khoa học và giáo dục chính là chiếc cầu nối cho các nhà khoa học, tri thức trẻ của khu vực miền Trung cũng như Việt Nam giao lưu, tiếp cận, trao đổi, chia sẻ tri thức và kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các nước phát triển.

Chúng ta có thể lạc quan hy vọng rằng, Quy Nhơn sẽ không chỉ được biết đến như một thành phố cảng sầm uất, một địa danh du lịch biển hấp dẫn mà còn là một điểm tụ hội của chất xám, của tri thức khoa học quốc gia và quốc tế.

 

 

TT