Sáng ngày 2/12 tại Đà Nẵng, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (HHDNĐTNN) chủ trì phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài và các biện pháp thúc đẩy giải ngân các dự án Đầu tư nước ngoài”. Đại biểu tham dự là lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố; đại diện các Sở Kế hoạch và Đầu tư; các Ban Quản lý các KKT, KCN-KCX, các doanh nghiệp trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và các cơ quan báo đài. Ảnh.
Sáng ngày 2/12 tại Đà Nẵng, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (HHDNĐTNN) chủ trì phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài và các biện pháp thúc đẩy giải ngân các dự án Đầu tư nước ngoài”. Đại biểu tham dự là lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố; đại diện các Sở Kế hoạch và Đầu tư; các Ban Quản lý các KKT, KCN-KCX, các doanh nghiệp trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và các cơ quan báo đài. Ảnh.
Nội dung chính của Hội thảo là giới thiệu về tình hình và biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư nước ngoài; tình hình giải ngân các dự án FDI trong KCN, KKT và giới thiệu dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và Hướng dẫn Thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Theo đó, tính đến cuối năm 2010, tổng số vốn đăng ký FDI là 216 tỷ USD, vốn thực hiện là 77 tỷ USD; còn 139 tỷ chưa giải ngân. Dự báo khoảng 50% con số đó không có khả năng thực hiện, như vậy còn khoảng 70 tỷ USD có thể đưa vào sử dụng.
Vốn giải ngân trong 5 năm gần đây vẫn duy trì mức tương đối ổn định (trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm), ngay cả trong những giai đoạn kinh tế chung gặp khó khăn. Điều này cho thấy môi trường đầu tư ở nước ta còn có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đang kinh doanh ở Việt Nam
Hiện nay vốn FDI thực hiện chiếm khoảng 25-28% tổng vốn đầu tư xã hội; đó là tỷ trọng khá cao so với nhiều quốc gia trong khu vực. FDI đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khoảng 30% tốc độ tăng GDP hàng năm, hơn 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 55% kim ngạch xuất khẩu, 18% thu ngân sách nhà nước (chưa kể dầu thô), tạo việc làm và hình thành đội ngũ lao động có trình độ lành nghề. Vốn FDI tiếp tục đổ vào nước ta ngày một nhiều hơn; nước ta cũng cần có nguồn vốn đó để bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế. Các bài học thành công và thất bại trong kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong đó có thu hút FDI là tài sản quý giá để người Việt Nam khôn ngoan hơn trong việc tiếp nhận vốn đầu tư quốc tế có hiệu quả hơn và phát triển bền vững hơn.
Trương Chương